Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hoà Bình, Sơn La đề xuất tháo gỡ khó khăn do cơn bão số 3

Kinhtedothi-Trong buổi làm việc trực tuyến với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, tỉnh Sơn La và Hòa Bình đề xuất, kiến nghị Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ tháo gỡ khó khăn do cơn bão số 3...

Ngày 8/10/2024, tại Hà Nội, Đoàn công tác của Chính phủ do đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc trực tuyến với UBND các tỉnh Sơn La và Hòa Bình về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn.

Cùng dự buổi làm việc có đại diện một số bộ, ngành Trung ương và đại diện lãnh đạo một số đơn vị liên quan của Bộ KH&CN.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Sơn La và Hòa Bình đã báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024, những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị giải pháp tháo gỡ thúc đẩy phát triển trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình  9 tháng đầu năm 2024 ước tăng 9,02% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,41%; công nghiệp - xây dựng tăng 12,66%; dịch vụ tăng 6,99%; thuế sản phẩm tăng 5,97%. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 16,5%; công nghiệp - xây dựng 46,28%; dịch vụ 32,41%; thuế sản phẩm 4,81%.

Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình báo cáo tại buổi làm việc

Tại Sơn La, trong 9 tháng đầu năm 2024, tuy tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt ước đạt 123.492 ha, giảm 2,72% nhưng cây công nghiệp hằng năm đạt 54.462 ha, tăng 2,97% so với cùng kỳ năm trước; cây công nghiệp lâu năm đạt 33.780 ha, tăng 5,1%; tổng diện tích cây ăn quả và sơn tra đạt 83.469 ha, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 34,5% so với cùng kỳ; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5% so với cùng kỳ; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,8% so với cùng kỳ...

Lãnh đạo tỉnh Sơn La báo cáo tại buổi làm việc

Tính từ khi bắt đầu thực hiện các chương trình làm việc của thành viên Chính phủ với 2 tỉnh Sơn La và Hòa Bình đến quý II/2024, có tổng số 92 đề xuất, kiến nghị được gửi đến các bộ, ngành. Các bộ, ngành đã giải quyết 59 kiến nghị, còn 33 kiến nghị đang trong quá trình xem xét, giải quyết (trong đó có 22 kiến nghị mới phát sinh trong kỳ báo cáo). Các kiến nghị này đã được Bộ KH&CN tổng hợp báo cáo Chính phủ đồng thời gửi cho các bộ, ngành liên quan để xử lý, trả lời địa phương.

Tại buổi làm việc, tỉnh Sơn La và Hòa Bình đã đề xuất, kiến nghị Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương một số nội dung, như: hỗ trợ tháo gỡ khó khăn do cơ bão số 3; dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia; cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng CT229; cơ chế về chi ngân sách địa phương; vướng mắc liên quan đến quy định chuyển tiếp đối với dự án nhà ở; quản lý nợ của chính quyền địa phương; sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng; sử dụng nguồn ngân sách nhà nước của cấp tỉnh, cấp huyện để hoàn trả khoản vay từ quỹ đầu tư phát triển địa phương…

Trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, đại diện các bộ, ngành Trung ương liên quan đã giải thích làm rõ một số đề xuất, kiến nghị thuộc thẩm quyền quản lý; đồng thời, ghi nhận đối với những nội dung vượt thẩm quyền để tổng hợp, báo cáo tham mưu Chính phủ sớm xem xét, trả lời cho tỉnh.

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Trung ương với các cơ quan địa phương, nhằm tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy, triển khai đúng tiến độ và đạt hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

Bộ trưởng đề nghị các địa phương tiếp tục tập trung triển khai quyết liệt, phân công rõ người, rõ việc; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo sát với tình hình thực tiễn sản xuất, kinh doanh, không để công việc bị ngừng trệ, ách tắc.

Đối với các kiến nghị, đề xuất đang trong quá trình xem xét, giải quyết, đề nghị các bộ, ngành liên quan khẩn trương phối hợp chặt chẽ với địa phương có phương án tháo gỡ kịp thời, có văn bản trả lời, hướng dẫn địa phương trong thời gian sớm nhất, đồng thời gửi Bộ KH&CN để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đối với các kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách, đề nghị các bộ, ngành liên quan khẩn trương giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết để kịp thời tháo gỡ cho địa phương, trong đó lưu ý tập trung đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương.

Các đơn vị thuộc Bộ KH&CN là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Đoàn Công tác chủ động, phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Sơn La, Hòa Bình và các bộ, ngành có liên quan, xây dựng và hoàn thiện Báo cáo của Đoàn công tác để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/10/2024.

Bài học từ công tác phòng, chống, khắc phục bão số 3

Bài học từ công tác phòng, chống, khắc phục bão số 3

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ