Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hoạt động của HĐND có nhiều đổi mới về phương thức, cách thức

Kinhtedothi - Ngày 21/2 tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân (HĐND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2022 và triển khai kế hoạch công tác năm 2023.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, đây là hội nghị là lần thứ hai Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức trong nhiệm kỳ 2021-2026. Khác với lần thứ nhất, việc tổng kết được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức 3 Hội nghị ở 3 vùng miền: khu vực phía Bắc - khu vực miền Trung, Tây Nguyên và khu vực phía Nam thì Hội nghị hôm nay (21/2) có sự tham dự đầy đủ của Thường trực HĐND 63 tỉnh, thành phố của cả nước.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc hội nghị.

Năm 2022, HĐND đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, đổi mới sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo luật định và đáp ứng với yêu cầu thực tiễn ở từng địa phương; bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cụ thể hóa thành các Nghị quyết, cơ chế, chính sách, biện pháp thiết thực, khả thi, thống nhất, đồng bộ, đóng góp quan trọng vào kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của từng địa phương cũng như cả nước trong năm 2022.

Đặc biệt, phương thức tổ chức hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh có sự chuyển biến rõ rệt, nhất là sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 594 ngày 12/9/2022 về hướng dẫn hoạt động giám sát của của HĐND đã thống nhất, chuẩn hóa hoạt động giám sát, khắc phục một số hạn chế, vướng mắc trong giám sát của HĐND; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND. Kết quả các hoạt động của HĐND ngày càng khẳng định vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân ở địa phương.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Năm 2023, là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các đại biểu tham dự Hội nghị tập trung thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm cao, trên tinh thần xây dựng, khách quan; đánh giá những kết quả nổi bật, nêu những mô hình hay, cách làm mới và những bài học quý, cũng như những tồn tại, hạn chế và đề xuất kiến nghị sao cho thiết thực, góp phần tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND trong năm 2023 và nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, năm 2022, số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước giảm 42 đại biểu so với năm 2021; một số tỉnh có sự thay đổi về nhân sự Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và số lượng Ủy viên các Ban HĐND.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội và HĐND các địa phương đã kịp thời kiện toàn, nhanh chóng ổn định tổ chức, bảo đảm hoạt động thông suốt, tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động.

Đồng thời thể hiện tinh thần nghiêm túc, kịp thời xử lý kỷ luật những đại biểu HĐND vi phạm, phù hợp với kỷ luật về Đảng, kể cả đã về hưu, góp phần làm trong sạch bộ máy củng cố niềm tin của nhân dân.

Năm 2022, HĐND mỗi tỉnh, thành trên cả nước đã tổ chức thành công 2 kỳ họp thường lệ, tổ chức tổng số 198 kỳ họp chuyên đề và 51 kỳ họp đột xuất, kịp thời giải quyết những nội dung phát sinh đột xuất. Sau mỗi kỳ họp, Thường trực HĐND cấp tỉnh đã báo cáo và gửi hồ sơ kết quả kỳ họp về UBTVQH và Chính phủ theo quy định.

Trên cơ sở báo cáo thẩm tra, đại biểu HĐND đã chỉ rõ những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, được cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của địa phương.

Sau mỗi phiên họp chất vấn, HĐND đã ban hành nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, làm cơ sở để theo dõi, giám sát, đôn đốc, tổ chức tái giám sát trong thực hiện các vấn đề, các cam kết trước nhân dân và cử tri địa phương.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, năm 2022, hoạt động của HĐND cấp tỉnh đã có nhiều đổi mới về phương thức, cách thức tổ chức hoạt động. Hiệu lực, hiệu quả được nâng lên rõ rệt, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị ở từng địa phương.

Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế. Tại hội nghị, các địa phương nhất chí cao với các nội dung báo cáo hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, qua đó thể hiện rõ vai trò của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc giám sát, hướng dẫn hoạt động đối với HĐND các cấp.

Hải Phòng, Quảng Ninh lên phương án thu hút khách du lịch năm 2023

Hải Phòng, Quảng Ninh lên phương án thu hút khách du lịch năm 2023

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nỗ lực để hoàn thành tiến độ Dự án đường vành đai 4-Vùng Thủ đô

Nỗ lực để hoàn thành tiến độ Dự án đường vành đai 4-Vùng Thủ đô

06/02/2025 | 14:20

Kinhtedothi-Sáng 6/2, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn thăm, chúc Tết và động viên cán bộ, công nhân, người lao động tại công trường thi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn qua địa bàn huyện Thường Tín.

[Mùa Xuân trên vùng biển tiền tiêu]: Bài 1: "Cưỡi sóng, vượt gió" mang hơi ấm đất liền đến với nhà giàn DKI

[Mùa Xuân trên vùng biển tiền tiêu]: Bài 1: "Cưỡi sóng, vượt gió" mang hơi ấm đất liền đến với nhà giàn DKI

06/02/2025 | 08:45

Kinhtedothi-Trải qua quãng đường hàng trăm hải lý với bao vất vả, khó khăn của sóng to, gió lớn, Đoàn công tác số 2 của Bộ Tư lệnh vùng 2 Hải quân cùng các cán bộ, chiến sĩ trên tàu Trường Sa 21 vỡ òa hạnh phúc khi hoàn thành nhiệm vụ: trao quà Tết tới các nhà giàn DKI.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ