Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội:

Học sinh tiểu học được giáo dục kiến thức dinh dưỡng trong nhà trường

Kinhtedothi – Chiều 24/10, Sở GD&ĐT Hà Nội đã chủ trì Hội nghị báo cáo kết quả triển khai Dự án Bữa ăn học đường giai đoạn 2020- 2022 và định hướng triển khai giai đoạn 2022- 2023.

Hà Nội có gần 700 trường tiểu học tổ chức bán trú cho học sinh
Hà Nội có gần 700 trường tiểu học tổ chức bán trú cho học sinh

Bữa ăn bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng hợp lý có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, sự phát triển về tầm vóc, thể lực và trí tuệ của học sinh. Học sinh được thụ hưởng bữa ăn học đường với các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cân đối, phù hợp trong trường học không những giúp các em nâng cao sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý rối loạn dinh dưỡng như thiếu vi chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì và các bệnh không lây nhiễm mà còn xây dựng thói quen dinh dưỡng lành mạnh.

Hà Nội có gần 700 trường tiểu học tổ chức bán trú. Công tác phục vụ bữa ăn bán trú cho các em học sinh tiểu học không chỉ cần đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện cơ sở vật chất, nhân sự, mà còn cần đảm bảo xây dựng thực đơn bữa ăn khoa học, cân đối, hợp lý, đáp ứng được các tiêu chuẩn khuyến nghị về dinh dưỡng cho lứa tuổi tiểu học bao gồm năng lượng, tỉ lệ cân đối các chất dinh dưỡng quan trọng như chất đạm, chất béo, chất đường bột, số lượng thực phẩm/bữa…

Để hỗ trợ các trường triển khai công tác bán trú hiệu quả, về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở GD&ĐT Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các nhà trường tăng cường công tác quản lý an toàn, vệ sinh thực phẩm và phòng, chống ngộ độc; tổ chức phong trào thi đua về an toàn, thực phẩm trong toàn ngành, phối hợp với các Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn bán trú…

Hà Nội cũng là 1 trong 4 tỉnh/thành phố tiên phong trên toàn quốc triển khai thí điểm Dự án Bữa ăn học đường từ năm 2015. Đến tháng 4/2017, Dự án đã được triển khai cho các trường tiểu học bán trú trên toàn TP. Đến nay, Hà Nội có 125 trường áp dụng thực đơn cân bằng dinh dưỡng của Dự án, 168 trường áp dụng Chương trình giáo dục dinh dưỡng “3 phút thay đổi nhận thức”.

Áp phích 3 phút thay đổi nhận thức về dinh dưỡng cho học sinh
Áp phích 3 phút thay đổi nhận thức về dinh dưỡng cho học sinh

Tại các trường triển khai Dự án, công tác bán trú của đã được thực hiện dễ dàng thuận tiện hơn, cha mẹ học sinh đánh giá cao về ý nghĩa thực tiễn của Dự án và ủng hộ, đặt niềm tin vào công tác chăm sóc bữa ăn dinh dưỡng cho các em học sinh. Các em đã quen thuộc với thực đơn đa dạng, dinh dưỡng, ngon miệng của Dự án; đồng thời hưởng ứng bữa ăn tại trường và tham gia các nội dung giáo dục 3 phút thay đổi nhận thức rất tích cực.

Tham dự hội nghị, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Lưu Hoa đánh giá: Dự án Bữa ăn học đường có nhiều ý nghĩa thực tiễn trong hỗ trợ công tác bán trú. Các trường có thể sử dụng ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng sẵn có của phần mềm hoặc sử dụng phần mềm để xây dựng riêng thực đơn cân bằng dinh dưỡng theo đúng tiêu chuẩn hiện hành cho học sinh tiểu học. Bên cạnh đó, các nhà trường kết hợp sử dụng những công cụ như video hay áp phích giáo dục dinh dưỡng để giáo dục những kiến thức dinh dưỡng nền tảng cơ bản, từ đó tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho các em, là tiền để để phát triển tầm vóc và thể lực cho các em học sinh trong tương lai.

Là trường học tiếp cận với những nội dung của Dự án Bữa ăn học đường từ năm 2017, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Bà Triệu (quận Hai Bà Trưng) Nguyễn Thu Thủy cho hay: “Mặc dù gặp một số khó khăn bước đầu nhưng với mong muốn cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho học sinh cùng với sự chuẩn bị kĩ càng và vận động công sức của cả tập thể nhà trường, sự phối hợp chặt chẽ của học sinh và phụ huynh, đến nay trường chúng tôi đã thực hiện thành công Dự án và ngày càng nhận thấy được những lợi ích mà Dự án mang lại…”.

Để triển khai thành công Dự án, theo Sở GD&ĐT Hà Nội, các nhà trường cần truyền thông rộng rãi đến giáo viên, bảo mẫu, cán bộ nấu bếp, phụ huynh học sinh và các em học sinh về Dự án; lên kế hoạch lộ trình triển khai cụ thể, có thể triển khai từ 1-3 ngày/tuần, sau đó tăng lên 3-5 ngày/tuần, triển khai giáo dục dinh dưỡng cho học sinh…

Trong giai đoạn 2022 – 2023, Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị: Với các trường đã triển khai dự án sẽ tiếp tục duy trì đơn dinh dưỡng của Dự án các ngày trong tuần, kết hợp sử dụng áp phích/video giáo dục dinh dưỡng nhằm tăng cường kiến thức dinh dưỡng cho học sinh. Còn với các trường chưa triển khai hoặc mới triển khai áp phích/video giáo dục dinh dưỡng cần tích cực nghiên cứu, xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho nhà trường; sớm triển khai và áp dụng thực đơn theo lộ trình tăng dần, duy trì sử dụng áp phích/video giáo dục dinh dưỡng của Dự án để giáo dục kiến thức dinh dưỡng cho học sinh.

Sự tận tâm của thầy cô góp phần đảm bảo an toàn bữa ăn bán trú

Sự tận tâm của thầy cô góp phần đảm bảo an toàn bữa ăn bán trú

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường học Hà Nội tái thiết nền nếp ngay sau kỳ nghỉ Tết

Trường học Hà Nội tái thiết nền nếp ngay sau kỳ nghỉ Tết

03/02/2025 | 14:01

Kinhtedothi – Sáng nay (3/2), học sinh Hà Nội trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT, các nhà trường sẵn sàng đón học sinh với nhiều hoạt động khai Xuân bổ ích; đồng thời nhanh chóng tái thiết nền nếp lớp học bình thường trở lại.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ