Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hôm nay (16/9), trên 60 trường tại Hà Nội vẫn chưa thể học trực tiếp

Kinhtedothi – Hôm nay (16/9), số trường cho học sinh học trực tiếp đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, do ảnh hưởng hoàn lưu sau bão, vẫn có trên 60 trường chưa thể tổ chức đón học sinh do ngập úng.

Thông báo về việc học sinh trở lại trường học trực tiếp được gửi đến phụ huynh, học sinh từ 1-2 ngày trước để các bên có sự chuẩn bị. Sau nhiều ngày học trực tuyến tại nhà, đây là thông tin được nhiều người mong đợi.

Học sinh mầm non quận Ba Đình trong giờ học.

Ngày 14/9, khi nắng lên, nước lũ rút dần, cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh các nhà trường phối hợp với nhiều lực lượng khẩn trương vệ sinh, khử khuẩn, chuẩn bị cơ sở vật chất để đón học sinh trở lại học bình thường từ 16/9.

Các địa bàn có trường phải học trực tuyến những ngày trước đó, như: Hà Đông, Hoàng Mai, Tây Hồ, Ba Đình…, từ 16/9, 100% trường học tổ chức học trực tiếp.

“Em học trực tuyến đã vài hôm và cảm giác nhớ thầy cô và các bạn. Em muốn đến trường học trực tiếp vì hình thức này giúp chúng em tiếp thu bài hiệu quả hơn”, Nguyễn Hoàng Anh, học sinh lớp 7, quận Ba Đình cho biết.

Trường học quận Tây Hồ khẩn trương làm công tác vệ sinh lớp học để học sinh trở lại trường.
Trường học quận Tây Hồ khẩn trương vệ sinh lớp học để đón học sinh trở lại trường.
Với chị Cao Thị An, huyện Thanh Trì thì cơn bão số 3, ngập úng, sơ tán, con không được đi học..., khiến cuộc sống của gia đình chị bị đảo lộn. Ngày nào trên nhóm phụ huynh cũng cập nhật tình hình của trường và lớp học. Biết nước đã rút, trường hết ngập và dọn vệ sinh, chị tình nguyện đến trường hỗ trợ trong công tác dọn dẹp, vệ sinh. “Ngày mai, các con được đi học. Bố mẹ thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều mà con cũng cảm thấy hạnh phúc”, chị An nói.

Do ảnh hưởng hoàn lưu sau bão, suốt nhiều ngày qua, học sinh tại 3 trường thuộc quận Ba Đình (Mẫu giáo số 8, Tiểu học Nghĩa Dũng, THCS Phúc Xá) phải cho học sinh dừng đến trường. Tuy việc học trực tuyến giữa cô và trò được thực hiện đều đặn hàng ngày nhưng nhiều học sinh có cảm giác nhớ lớp, nhớ trường, muốn được đi học trực tiếp. Sau khi hoàn thành công tác vệ sinh trường lớp, từ 16/9, cả 3 trường này đều tổ chức cho học sinh trở lại trường.

“Hôm nay, 100% trường học tại huyện Quốc Oai tổ chức cho học sinh đi học trực tiếp. Đáng lưu ý, huyện còn 2 điểm trường vẫn bị ngập nước nên học sinh của 2 điểm trường này được chuyển học tạm tại các điểm trường khác thuộc trường mình. Cụ thể: học sinh ở điểm trường Muôn Ro của Mầm non Tuyết Nghĩa học tạm tại điểm trường Liên Thôn; học sinh của điểm trường Liệp Mai của Trường Mầm non Ngọc Liệp học tạm tại điểm trường Ngọc Bài”, Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai thông tin.

Vài ngày trước, cao điểm huyện Thanh Trì có 43 trường cho học sinh nghỉ học do ngập úng thì nay, huyện có gần 100% trường học được đi học trực tiếp; duy nhất có Trường THCS Liên Ninh học trực tuyến do nước chưa rút hết.

Theo thông tin mới nhất từ Sở GD&ĐT Hà Nội, sáng nay (16/9), trên địa bàn TP vẫn còn trên 60 trường bị úng ngập nên chưa thể đón học sinh đến trường; trong đó cấp mầm non có 21 trường, cấp tiểu học có 23 trường, cấp THCS có 16 trường và cấp THPT có 1 trường.

Một số trường vẫn ngập, học sinh chưa thể đến trường.
Một điểm trường của Trường Tiểu học Vạn Thái, huyện Ứng Hòa vẫn ngập sâu trong nước.

Phòng GD&ĐT huyện Ứng Hòa cho hay, địa phương vẫn còn 2 trường là Tiểu học Hồng Quang và THCS Hồng Quang duy trì học trực tuyến do trường ngập. Trường Mầm non Hồng Quang vừa làm nơi tránh lũ cho dân vừa nhận học sinh đi học.

Một điểm trường của Trường Tiểu học Vạn Thái vẫn chưa đi học tại điểm trường mình mà vẫn học nhờ điểm trường chính. “Hiện nước mới rút khỏi lớp; khu vực sân và cổng vẫn ngập sâu. Với tinh thần nước rút đến đâu, vệ sinh đến đó nên nhà trường đã huy động lực lượng lau dọn lớp học, kê lại bàn ghế và luôn sẵn sàng lực lượng để dọn khu vực sân, cổng trường ngay khi nước rút”, đại diện Trường Tiểu học Vạn Thái, huyện Ứng Hòa trao đổi.

Với huyện Mỹ Đức, đến ngày 16/9 vẫn có 5 trường chưa thể cho học sinh đến trường, gồm: Mầm non An Phú A, Mầm non An Phú B, Mầm non Hợp Tiến B, Tiểu học học An Phú, Tiểu học Hợp Tiến B.

Cơn mưa lớn đêm qua và sáng nay (16/9) khiến nhiều tuyến phố tại Hà Nội bị ngập, phương tiện di chuyển rất khó khăn. Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Cầu Giấy) cho học sinh nghỉ 2 tiết sáng, trường sẽ bắt đầu dạy từ tiết 3. 

Cũng trong sáng nay, Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên (Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) gửi thông báo đến phụ huynh học sinh việc nghỉ học trực tiếp vì trường ngập sâu, không bảo đảm an toàn cho công tác dạy và học.

Trong tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp, Sở GD&ĐT Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các trường học chỉ cho học sinh đi học trực tiếp khi bảo đảm tuyệt đối an toàn. Trong trường hợp chưa thể tổ chức học tại lớp, các đơn vị triển khai dạy và học theo hình thức trực tuyến để việc học của học sinh không bị gián đoạn. Khi nước rút, các trường khẩn trương vệ sinh, khử khuẩn, rà soát cơ sở vật chất để sớm đón học sinh trở lại trường.

Bình Dương: chuyện lạ học sinh “ngồi nhầm lớp”

Bình Dương: chuyện lạ học sinh “ngồi nhầm lớp”

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ