Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huế có thể là điểm nóng tại thị trường bất động sản miền Trung

Kinhtedothi - Quy hoạch, hạ tầng đã tác động rất lớn đến thị trường đất đai ở Thừa Thiên Huế. Vì thế, đây có thể sẽ là điểm nóng bất động sản (BĐS) trong năm 2022 ở khu vực miền Trung.

Từng là điểm nóng sốt đất

Vào giữa năm 2021, dù đang chịu tác động của đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng giá đất ở các vùng ven TP Huế ghi nhận tăng đột biến từ 30 - 40% so với thời điểm đầu năm này. Cá biệt, có khu vực tăng gấp đôi. Sở dĩ có tình trạng này là do Trung ương thông qua điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính TP Huế.

Việc mở rộng địa giới TP Huế đã tác động lớn đến thị trường BĐS địa phương. Nguồn ảnh: Internet 

Theo tìm hiểu vào thời điểm trên, tại Thừa Thiên Huế hình thành một số điểm nóng về giá đất. Đơn cử như cuộc đấu giá những lô đất thuộc khu quy hoạch (mở rộng địa giới TP Huế) thôn Phước Linh, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang vào ngày 27/3/2021. Giá khởi điểm các lô thuộc vị trí 1 được đấu từ 6 triệu đồng/m2, sau đó tăng vọt lên hơn 18 triệu đồng/m2.

Hay cuộc đấu giá đất tạo “sốt” ở xã Hương Phong, thị xã Hương Trà vào hồi tháng 5/2021 cũng khiến nhiều người choáng. Khu đất vốn là đất ruộng được chính quyền thu hồi, chuyển mục đích sử dụng thành đất ở rồi cho đấu giá ở thôn Thuận Hòa, ban đầu chỉ hơn 1 triệu đồng/m2 nhưng kết thúc đấu giá, lô nhỏ nhất với diện tích khoảng 160m2 hơn 1 tỷ đồng.

Cũng trong cơn “sốt đất” thời điểm đầu năm 2021, đất ở khu vực trung tâm TP Huế ghi nhận tăng giá từ 10 - 15% so với thời điểm cuối năm 2020. Trước những diễn biến phức tạp trên, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã vào cuộc chấn chỉnh thị trường, ngăn chặn không để xảy ra tình trạng sốt đất, sốt giá và bong bóng BĐS. 

 

Thừa Thiên Huế hiện đã có 10 dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị được chấp thuận đầu tư, đã và đang triển khai xây dựng với diện tích đất khoảng 230,1ha, cùng khoảng 7.146 căn hộ, tương ứng khoảng 2,032 triệu m2 sàn.

Tác động từ quy hoạch, hạ tầng

Như đã đề cập, tình trạng nóng sốt giá đất ở Thừa Thiên Huế thời gian qua do thông tin từ việc Trung ương thông qua quy hoạch điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính TP Huế. Cụ thể, tháng 4/2021, Quốc hội ra Nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính TP Huế. Theo đó, sau mở rộng, TP Huế có 265,99km2 diện tích tự nhiên với quy mô dân số 652.572 người.

Bên cạnh đó, việc đầu tư hạ tầng giao thông cũng góp phần thúc đẩy phát triển thị trường BĐS ở Thừa Thiên Huế. Đơn cử, vào tháng 1/2021, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế ra Quyết định phê duyệt dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương có tổng mức đầu tư 2,050 tỷ Đồng. Dự án dự kiến thực hiện trong 4 năm kể từ ngày khởi công.

Tiếp đó, tháng 5/2021, Sở GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế có đề xuất đầu tư dự án tuyến đường Vành đai 3, chiều dài 8,3km, rộng 43m, điểm đầu tại Quốc lộ 1A, điểm cuối giao với Quốc lộ 49A, tổng mức đầu tư khoảng 1,500 tỷ đồng.

Đặc biệt vào tháng 8/2021, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề xuất điều chỉnh vốn 450 tỷ đồng để đầu tư dự án đường Tố Hữu nối dài đến Sân bay Phú Bài trong giai đoạn 1 bằng ngân sách địa phương, thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025. Tuyến này có điểm đầu tuyến tại nút giao đường Tố Hữu với đường Võ Văn Kiệt (Thủy Dương - Thuận An). Điểm cuối tuyến tại nút giao đường Vân Dương với chiều dài 8,02km.

Song song, các tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan (Đà Nẵng), Túy Loan - Cam Lộ (Quảng Trị) sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ giúp tăng sự kết nối vùng giữa Thừa Thiên Huế với hai địa phương lân cận, cộng hưởng để phát triển.

 

Theo báo cáo của DKRA Vietnam, trong năm 2021, phân khúc nhà phố/biệt thự tại thị trường Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam ghi nhận 11 dự án mở bán (5 dự án mới), cung cấp ra thị trường khoảng 1,036 căn, gấp 3.7 lần so với năm 2020 (280 căn). Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới đạt 67% với khoảng 692 căn. Trong đó, Thừa Thiên Huế, chiếm 54% nguồn cung và 47% lượng tiêu thụ toàn thị trường trong năm.

Là người trực tiếp chứng kiến sự thăng trầm của thị trường BĐS miền Trung, Giám đốc điều hành DKRA Đà Nẵng Đặng Văn Thạnh nhận định, Thừa Thiên Huế có thể sẽ là điểm “nóng sốt” tại thị trường BĐS khu vực liên kết vùng với Đà Nẵng, Quảng Nam.

“Đà Nẵng và Quảng Nam đã từng sốt đất và rất khó tái diễn. Riêng thị trường Thừa Thiên Huế, kể từ khi Bộ Chính trị có nghị quyết xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2025 trở thành TP trực thuộc Trung ương, thì BĐS tại đây bắt đầu tăng. Đặc biệt, vào tháng 4/2021, khi Quốc hội ra Nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính TP Huế đã tác động rất lớn đến thị trường đất đai. Nếu có nóng sốt thì điểm nóng sốt của 3 tỉnh thành này chỉ có thể là Thừa Thiên Huế” - ông Đặng Văn Thạnh nói.

Cũng theo ông Đặng Văn Thạnh, trong năm 2021, đất vùng ven sau này sẽ thuộc TP Huế đã tăng rất dữ dội. Tuy nhiên, đây chỉ là tâm lý đám đông, đầu tư chủ yếu của người địa phương. Còn các nhà đầu tư từ tỉnh thành khác đến họ sẽ khôn ngoan hơn và thị trường sẽ dần ổn định.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tổng Công ty UDIC: nhiều khởi sắc sau một năm đầy khó khăn

Tổng Công ty UDIC: nhiều khởi sắc sau một năm đầy khó khăn

09/01/2025 | 16:26

Kinhtedothi - Sáng 9/1/2025, Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Dương Đức Tuấn, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP dự và chỉ đạo hội nghị.

Nguồn cung nhà ở sẽ được cải thiện trong thời gian tới

Nguồn cung nhà ở sẽ được cải thiện trong thời gian tới

08/01/2025 | 16:34

Kinhtedothi – Năm 2024, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cải cách hành chính liên quan đến thị trường bất động sản (BĐS) đã được đẩy mạnh, giúp thị trường từng bước phục hồi và vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ