Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Mê Linh: Đưa Đền Hai Bà Trưng thành điểm du lịch văn hóa tâm linh

Kinhtedothi - Đến hẹn lại lên, vào ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, huyện Mê Linh lại long trọng tổ chức Lễ hội Đền Hai Bà Trưng. Đây là hoạt động văn hóa tín ngưỡng quan trọng bậc nhất trong đời sống tâm linh của người dân địa phương nói riêng, đông đảo du khách thập phương nói chung.

 Đền thờ Hai Bà Trưng tại huyện Mê Linh. Ảnh: Phạm Hùng
Thần tích lưu truyền muôn năm
Theo chính sử, Hai Bà Trưng (Trưng Trắc - Trưng Nhị) quê ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh (Hà Nội). Cha là lạc tướng huyện Mê Linh nhưng mất sớm, mẹ là bà Nguyễn Thị Đoan (tên tục gọi là bà Man Thiện). Hai Bà Trưng sinh ra trong một gia đình quý tộc thuộc dòng dõi Vua Hùng, có tư chất thông minh, xinh đẹp, được nuôi dạy trong tinh thần yêu nước. Con trai lạc tướng huyện Chu Diên là Thi Sách cảm phục tài sắc, đã tới xin kết duyên cùng Bà Trưng Trắc.
Thời kỳ đó, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Với chính sách thống trị vô cùng tàn bạo và các chế độ cống nạp hà khắc, Nhân dân ta phải sống trong cảnh lầm than, sục sôi ý chí nổi dậy chống lại sự thống trị của chính quyền phong kiến phương Bắc.

Thái thú Tô Định khi biết được ý định chuẩn bị khởi nghĩa của Thi Sách - Trưng Trắc, đã cho người ám hại Thi Sách. Với quyết tâm “Đền nợ nước, trả thù nhà”, năm 40 sau Công Nguyên, Hai Bà Trưng giương cờ khởi nghĩa, kêu gọi hào kiệt bốn phương đứng lên chống giặc ngoại xâm. Cuộc khởi nghĩa được quân - dân khắp nơi ủng hộ. Chỉ sau một thời gian ngắn, nghĩa quân đã thu lại 65 huyện, thành - là toàn bộ lãnh thổ nước Việt ngày đó...

Sau khi Hai Bà Trưng mất, để tưởng nhớ công đức hai vị nữ anh hùng, Nhân dân huyện Mê Linh đã lập Đền thờ Hai Bà ngay trên đất thiêng nơi Hai Bà sinh ra và phất cờ khởi nghĩa. Hàng năm, cứ vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Mê Linh lại long trọng tổ chức lễ tế để tỏ lòng tri ân, tôn kính đối với Hai Bà, cùng lục bộ chi tướng.

Kể từ ngày Hai Bà Trưng giương cờ khởi nghĩa và giành thắng lợi đến nay đã 1978 năm, nhưng hiển tích về Hai Bà vẫn còn được Nhân dân truyền tụng như minh chứng cho tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ý chí đấu tranh chống giặc ngoại xâm bất diệt của dân tộc ta.

Sẵn sàng cho mùa lễ hội

Ngày 21/2/2018 (tức mùng 6 tháng Giêng âm lịch năm Mậu Tuất), lễ hội Đền Hai Bà Trưng sẽ chính thức diễn ra. Đến nay, công tác chuẩn bị cho sự kiện chính trị - xã hội quan trọng đã hoàn tất. Toàn bộ các hạng mục thuộc khu vực nội vi Đền Hai Bà Trưng đã được cắt tỉa cây cỏ. Những con đường dẫn về ngôi đền ghi dấu thần tích năm xưa cũng đã được quét dọn sạch sẽ, trang hoàng cờ hoa rực rỡ…

Theo Trưởng ban Quản lý di tích Đền Hai Bà Trưng Đỗ Đình Đức, giống như những năm trước, phần “lễ” của Lễ hội Xuân năm 2018 sẽ được giữ nguyên. Tuy nhiên, phần “hội” sẽ đa dạng các hoạt động hơn. Bên cạnh các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trong ba ngày hội, sẽ diễn ra nhiều trò chơi dân gian truyền thống như vật, đu tiên, cờ tướng, kéo co, hát dân ca…

Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Đoàn Văn Trọng nhấn mạnh, bên cạnh góp phần quảng bá hình ảnh cho di tích quốc gia đặc biệt, việc tổ chức thường niên Lễ hội Đền Hai Bà Trưng còn nhằm mục đích giáo dục truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ con cháu mai sau.
Theo ông Trọng, nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của Đền Hai Bà Trưng, công tác chỉnh trang, tôn tạo di tích này luôn được địa phương chú trọng suốt nhiều năm qua. Cùng với việc nâng cấp các hạng mục, hàng năm, ban tổ chức cũng nỗ lực đa dạng hóa các hoạt động lễ hội nhằm tạo điểm nhấn, hướng tới đưa di tích Đền Hai Bà Trưng trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh ngày một hấp dẫn trong lòng du khách thập phương.

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

17/01/2025 | 21:55

Hơn 20 năm không ngừng sáng tạo và đổi mới, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã thổi một làn gió mới vào nghệ thuật sơn mài truyền thống, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của làng nghề Thủ đô. Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã tạo ra 45 bức tượng rắn độc đáo với nhiều hình thái khác nhau.

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

16/01/2025 | 17:39

Kinhtedothi - Từ ngày 18/1, tại nhiều điểm di sản, giao lưu văn hóa như phố cổ Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Làng cổ Đường Lâm diễn ra các chương trình trải nghiệm “Tết truyền thống” với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn.

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

29/12/2024 | 09:54

Kinhtedothi - Âm nhạc luôn gắn liền với đời sống và tâm hồn người dân Thủ đô, góp phần tạo nên văn hóa đặc sắc của Hà Nội. Để xây dựng chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh, cần bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống, đồng thời khuyến khích những sáng tạo mới.

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

27/12/2024 | 11:58

Kinhtedothi - Sáng 27/12, UBND quận Ba Đình tổ chức tổng kết thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2025.

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

23/12/2024 | 21:31

Kinhtedothi - Trong nhịp sống hối hả của thời đại, việc giữ gìn sự sạch sẽ và văn minh nơi công cộng không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là thước đo văn hóa của cả cộng đồng. Thế nhưng, xả rác bừa bãi tưởng chừng như nhỏ nhặt lại đang trở thành một vấn đề nhức nhối.

Tin tài trợ