Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

IRGC: Quân đội Isarel có mặt tại Vịnh Ba Tư, nguy cơ gây ra xung đột quân sự

Kinhtedothi - Lực lượng vệ binh cách mạng Iran (IRGC) cảnh báo Mỹ và Anh phải chịu trách nhiệm về hậu quả của sự hiện diện bất hợp pháp của quân đội Israel tại Vịnh Ba Tư.

IRGC cảnh báo rằng bất kỳ sự hiện diện nào của quân đội Israel ở Vịnh Ba Tư có nguy cơ đưa đến một cuộc chiến tranh trong khu vực.
Ngày 11/8, lực lượng IRGC đã cảnh báo rằng bất kỳ sự hiện diện nào của quân đội Israel ở Vịnh Ba Tư có nguy cơ đưa đến một cuộc chiến tranh trong khu vực. "Mỹ và Vương quốc Anh sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự hiện diện bất hợp pháp của lực lượng quân đội Israel tại vùng biển Vịnh Ba Tư", Tư lệnh Hải quân IRGC, Chuẩn đô đốc Alireza Tangsiri phát biểu trên kênh truyền hình Lebanon Al Mayadeen hôm 11/8.
"Bất kỳ sự hiện diện của chính quyền Israel trong vùng biển Vịnh Ba Tư đều là bất hợp pháp, vì hành động này có thể dẫn đến cuộc xung đột quân sự và đối đầu trong khu vực", vị Tư lệnh hải quân IRGC cảnh báo.
Tuyên bố trên được Tư lệnh Alireza Tangsiri đưa ra sau khi chính phủ Israel tuyên bố sẽ tham gia một liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo ở Vịnh Ba Tư để giám sát và bảo vệ an ninh cho các tàu chuyền di chuyền qua Eo biển Hormuz.
Cũng trong bài trả lời kênh truyền hình Al Mayadeen, vị chỉ huy Hải quân IRGC chỉ trích kế hoạch thành lập "bất hợp pháp" liên minh hàng hải của Mỹ, đồng thời nói rằng Washington và London đã tạo nhiều kịch bản khác nhau để hợp pháp hóa sự hiện diện của họ ở Vịnh Ba Tư.
Đô đốc Tangsiri khẳng định rằng Hải quân IRGC chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho Eo biển Hormuz và Vịnh Ba Tư, và "chúng tôi không cần sự hiện diện của người nước ngoài".
Ông Tangsiri nhấn mạnh, thế giới và các nước trong khu vực cần hiểu rõ rằng Iran sẽ đảm bảo an ninh hàng hải trên Eo biển Hormuz trong trường hợp dầu mỏ của Tehran được phép xuất khẩu qua tuyến đường thủy huyết mạch này.
Chính phủ Mỹ đang cố gắng thuyết phục các đồng minh tham gia một  một liên minh quốc tế nhằm đảm bảo an toàn cho các tàu chở dầu đi qua Eo biển Hormuz - nơi chiếm khoảng 1/5 lượng dầu tiêu thụ trên toàn cầu.
Trong một diễn biến liên quan, Anh hôm 5/8 tuyên bố đồng ý tham gia liên minh an ninh hàng hải để bảo vệ các tàu dầu trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Iran.
Tuyến giao thông trên Eo biển Homuz đã trở thành điểm nóng ở vùng Vịnh trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Iran ngày càng căng thẳng sau khi Tổng thống Donald Trump rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran ký năm 2015 và tái áp đặt toàn bộ các biện pháp trừng phạt đối với Tehran.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ