Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

 “Kế hoạch hòa bình” của ông Trump có thể kết thúc xung đột tại Ukraine?

Kinhtedothi -  Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần nhấn mạnh lòng tin có thể chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại một sự kiện ở Las Vegas, Nevada, ngày 18/11/2022. Ảnh: AFP 

Theo trang Pravda, cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dự đoán, nếu tái đắc cử, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể chấm dứt xung đột Nga - Ukraine "ngay lập tức".

Trong một bài bình luận trên tờ Wall Street Journal xuất bản ngày 25/7, ông Pompeo nhận định "không có bằng chứng" nào cho thấy, nếu tái đắc cử, cựu Tổng thống Trump sẽ buộc Ukraine phải đầu hàng Nga.

Cựu Ngoại trưởng Pompeo tin rằng một "kế hoạch thành công" cho Ukraine của chính quyền ông Trump trong tương lai có thể bao gồm nhiều điểm khác nhau.

Theo  ông Pompeo, nếu tái đắc cử, ông Trump sẽ thiết lập chương trình "cho vay - cho thuê" trị giá 500 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm việc cung cấp viện trợ quân sự trên cơ sở cho vay chứ không phải dưới dạng viện trợ. Đặc biệt, ông Trump sẽ dỡ bỏ mọi hạn chế về các loại vũ khí Ukraine có thể nhận và sử dụng.

Thứ hai, chính quyền tương lai của ông Trump có thể áp đặt lệnh trừng phạt  mạnh hơn đối với Nga, bao gồm cả việc loại bỏ các quyền miễn trừ đối với các ngân hàng Nga liên quan đến khai thác năng lượng - nguồn thu quan trọng của Moscow.

Thứ ba, ông Trump sẽ tìm cách khôi phục quan hệ với Ả Rập Saudi, Israel, đồng thời hợp tác chống lại Iran.

Thứ tư, chính quyền ông Trump sẽ mở rộng ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ và yêu cầu các đồng minh NATO chi ít nhất 3% GDP cho quốc phòng.

"Những bước đi này sẽ giúp ông Trump đặt ra một thỏa thuận quan trọng: cuộc xung đột tại Ukraine phải chấm dứt ngay lập tức. Kế hoạch này sẽ giúp Ukraine xây dựng lực lượng phòng thủ đáng kể để Nga không bao giờ tấn công Ukraine lần nữa" - ông Pompeo cho hay.

Ngoài ra, theo cựu Ngoại trưởng Mỹ, theo ông Pompeo, trong "kế hoạch hòa bình" này, bán đảo Crimea sẽ trải qua quá trình phi quân sự hóa.

Bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi. Ukraine và các nước phương Tây đến nay vẫn không công nhận bán đảo này thuộc Nga.

Theo ông Pompeo, Ukraine sẽ được tái thiết bằng cách sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga và sẽ gia nhập NATO và EU càng sớm càng tốt. NATO  có thể sẽ tạo ra một quỹ trị giá 100 tỷ USD để trang bị vũ khí cho Kiev, trong đó Mỹ đóng góp 20%.

Ông Trump hiện là ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa và được dự đoán nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng vào cuối năm nay.

Cựu Tổng thống Trump nhiều lần tuyên bố có thể chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong vòng 24 giờ nếu tái đắc cử.

Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 18/7,  cựu Tổng thống Mỹ nói rằng ông sẽ chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine, thậm chí cả trước khi ông nhậm chức vào tháng 1/2025 nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay.

Ông Trump cho biết với tư cách là tổng thống Mỹ, ông "sẽ mang lại hòa bình cho thế giới và chấm dứt cuộc chiến đã cướp đi rất nhiều sinh mạng".

Kể từ khi giao tranh bùng nổ giữa Moscow và Kiev tháng 2/2022, ông Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng xung đột sẽ không xảy ra nếu ông thắng ghế tổng thống năm 2020. Ông cũng tuyên bố sẽ giải quyết xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ nếu quay trở lại Nhà Trắng.

Cựu Tổng thống Trump từng lên tiếng chỉ trích các khoản viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine, vì vậy viễn cảnh ông có thể quay trở lại Nhà Trắng dường như đang khiến giới chức Kiev có phần lo lắng.

Tháng trước, một nhóm cố vấn chủ chốt của Trump đã đưa ra một đề xuất  mới về viện trợ quân sự cho Ukraine, trong đó quy định rằng Kiev sẽ chỉ nhận được thêm vũ khí của Mỹ nếu đồng ý ngừng bắn dựa trên các chiến tuyến hiện tại và tiến hành đàm phán hòa bình với Moscow.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ