Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, sớm ổn định đời sống nhân dân

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trong đợt kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi.

Từ ngày 29/11 đến ngày 8/12/2016, tại các tỉnh miền Trung, từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định, đã xảy ra liên tiếp các đợt mưa lũ lớn trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Các cơ quan chức năng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả mưa lũ.
Theo thống kê, ở 2 tỉnh đã có 26 người bị chết, mất tích (trong đó, Bình Định: 16 người, Quảng Ngãi: 10 người); nhiều diện tích lúa mới xuống giống và hoa màu trên địa bàn các tỉnh bị ngập, một số công trình cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi bị hư hại nghiêm trọng.
Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại, đồng thời khắc phục nhanh hậu quả, sớm ổn định đời sống nhân dân, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành và UBND các tỉnh cần triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 2176/CĐ-TTg ngày 07/12/2016.
Hỗ trợ kịp thời các gia đình bị thiệt hại
Đối với chính quyền địa phương, Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục làm tốt công tác thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình bị thiệt hại, nhất là các hộ bị thiệt hại về người, mất nhà cửa, hộ nghèo, gia đình chính sách; cứu trợ khẩn cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân, với phương châm không để người dân bị đói, bị khát. Bố trí chỗ ở tạm cho các hộ gia đình bị mất nhà cửa để sớm ổn định cuộc sống.
Đồng thời tiếp tục bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các ngầm, tràn, bến đò, khu vực bị ngập nước chảy xiết để hướng dẫn, hỗ trợ người dân đi lại an toàn qua vùng ngập lũ, tránh những thiệt hại đáng tiếc do chủ quan.  
Ngay sau lũ rút, khẩn trương huy động các lực lượng hỗ trợ người dân dựng lại nhà cửa, dọn vệ sinh môi trường; chỉ đạo lực lượng y tế dự phòng triển khai công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng, phòng chống dịch bệnh. Khẩn trương vệ sinh trường, lớp học để học sinh trở lại trường học; rà soát, khắc phục các công trình hạ tầng thiết yếu bị hư hỏng để sớm khôi phục sản xuất, ổn định đời sống người dân.
Nhanh chóng phát triển sản xuất
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo chuẩn bị sẵn phương án phục hồi sản xuất nông nghiệp; có kế hoạch hỗ trợ giống, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; phối hợp với địa phương rà soát thiệt hại về hồ đập, đê điều, hệ thống thủy lợi để sớm khắc phục, nhanh chóng phát triển sản xuất.
Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và lực lượng y tế cơ sở sẵn sàng lực lượng, cơ số thuốc dự phòng, kịp thời xử lý hỗ trợ địa phương khi có yêu cầu; chỉ đạo lực lượng y tế dự phòng triển khai công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng, phòng chống dịch bệnh.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, khắc phục nhanh các sự cố sạt lở, bảo đảm giao thông thông suốt trên các tuyến quốc lộ, kịp thời hỗ trợ địa phương khắc phục sự cố trên các trục giao thông chính. Rà soát, xác định các công trình chưa phù hợp, gây cản trở thoát lũ, ảnh hưởng đến an toàn dân cư để có phương án khắc phục ngay sau lũ.

Bảo đảm cung ứng hàng hóa phục vụ sinh hoạt của người dân
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chỉ đạo kiểm soát, điều tiết thị trường, bảo đảm cung ứng các hàng hóa thiết yếu phục vụ sinh hoạt của người dân.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao theo dõi, kịp thời chỉ đạo địa phương triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả; tổng hợp tình hình thiệt hại, nhu cầu cứu trợ của các địa phương, nhất là về lương thực, thuốc, hoá chất phục vụ vệ sinh môi trường để xử lý, hỗ trợ kịp thời, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ