Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khai mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022

Kinhtedothi - Chủ đề và nội dung của Diễn đàn năm nay tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về “kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu thích ứng của nền kinh tế Việt Nam”.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kiểm tra công tác chuẩn bị Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 ngày 17/9. Ảnh: Quochoi.vn  

Sáng nay, với sự tham dự của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, và hơn 400 đại biểu, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững” chính thức khai mạc.

Diễn đàn kinh tế là hoạt động thường niên của Quốc hội do Ủy ban Kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đồng tổ chức với sự tham dự của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý chuyên sâu, hàng đầu trong nước, chuyên gia của các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, hiệp hội...

Từ năm 2022, tên gọi của Diễn đàn sẽ đổi thành “Diễn đàn Kinh tế - Xã hội” để phù hợp hơn với chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Quốc hội cũng như bao quát các vấn đề cả về kinh tế và xã hội của đất nước.

Diễn ra trong 1 ngày làm việc, Diễn đàn lần này nhằm đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong 9 tháng năm 2022 và dự báo cả năm; trao đổi, tham vấn ý kiến về các vấn đề nóng của kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế; các vấn đề về thể chế phát triển trong bối cảnh mới; nhận diện rủi ro lạm phát, rủi ro tài chính, tài khóa, tiền tệ; các vấn đề về khoa học công nghệ, giáo dục, lao động, y tế, an sinh xã hội và các chính sách, giải pháp ứng phó.

Cùng với đó, Diễn đàn cũng rà soát, đánh giá việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ban hành thời gian qua. Thông qua Diễn đàn, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có thêm luận cứ để thẩm tra, đại biểu Quốc hội sẽ có thêm thông tin, cơ sở dữ liệu quan trọng để xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khoá XV.

Diễn đàn năm nay dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Theo dự kiến, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022 bao gồm: 1 phiên toàn thể và 2 phiên hội thảo chuyên đề.

Chuyên đề 1 có chủ đề về đẩy mạnh cải cách thể chế - Hoàn thiện chính sách về đất đai, giải pháp quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Chủ đề chuyên đề 2 là về thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững.

Phiên khai mạc Diễn đàn sẽ được phát trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam và sau đó thực hiện truyền hình trực tuyến livestream trên Website quochoitv.vn và các nền tảng mạng xã hội; thực hiện livestream trên các nền tảng số; thiết lập đường tín hiệu xem riêng bản tiếng Anh trên Youtube phục vụ các nhà đầu tư nước ngoài và cộng đồng người nước ngoài quan tâm đến diễn đàn; kết nối với 6 điểm cầu trong nước gồm: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Ngoại thương.

Cùng với hàng trăm phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của các cơ quan thông tấn báo chí trong nước đăng ký, hiện đã có 6 hãng tin quốc tế gồm: Reuters, Phoenix, Channel News Asia Singapore, Bloomberg và EPA cử phóng viên tham dự đưa tin; nhiều cơ quan thông tấn báo chí đăng ký livestream về Diễn đàn... Đây là điểm mới so với công tác tổ chức Diễn đàn Kinh tế năm 2021 nhằm lan toả rộng rãi nội dung, thông tin của Diễn đàn.

World Bank: Kinh tế Việt Nam phục hồi bất chấp bất ổn toàn cầu

World Bank: Kinh tế Việt Nam phục hồi bất chấp bất ổn toàn cầu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ