Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kiểm soát chặt thực phẩm tại các chợ

Kinhtedothi - Để đáp ứng nguồn cung thực phẩm trong bối cảnh năng lực tự cung, tự cấp còn hạn chế, Hà Nội chủ trương kết nối với các tỉnh, TP, đưa hàng hóa về tiêu thụ tại các chợ. Song song với đó kiểm soát chặt chất lượng nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe của người dân.

Nguồn hàng cung ứng đa dạng

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay năng lực sản xuất của ngành mới chỉ đáp ứng khoảng 60% tổng nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến cho gần 11 triệu người dân Thủ đô. Số liệu thống kê cho thấy, bình quân mỗi năm, các chợ trên địa bàn TP tiêu thụ khoảng 623.000 tấn gạo, 98.000 tấn thịt lợn, 30.000 tấn thịt gà, 630 triệu quả trứng (gà, vịt), 38.000 tấn thủy hải sản tươi sống và chế biến, 630.000 tấn rau, củ, quả các loại…

Tiểu thương kinh doanh thịt gà tại chợ đầu mối Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội). Ảnh: Lâm Nguyễn

5 chợ đầu mối và có tính chất chợ đầu mối là những địa điểm tiêu thụ khối lượng thực phẩm lớn nhất. Đơn cử như tại chợ đầu mối phía Nam, trung bình mỗi ngày có từ 315 - 540 tấn hàng hóa luân chuyển. Con số này tại chợ đầu mối Minh Khai vào khoảng 180 - 200 tấn/ngày…

Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
Hà Nội Ngô Đình Loát cho biết, nguồn hàng thực phẩm cung ứng cho các chợ trên địa bàn Hà Nội rất đa dạng về chủng loại. Phần lớn được nhập từ các tỉnh, TP trên cả nước hoặc có nguồn gốc từ các trang trại, gia trại, cơ sở sản xuất - kinh doanh các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến của Hà Nội.

Đáng chú ý, một lượng lớn nông sản, thực phẩm tại các chợ đầu mối và có tính chất đầu mối được nhập từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc. Trái cây và thủy sản là những mặt hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn nhất, hiện được tiêu thụ chủ yếu tại chợ Long Biên và chợ cá Yên Sở.

Xử lý nghiêm vi phạm

Việc kiểm soát chất lượng thực phẩm tại các chợ, nhất là chợ đầu mối và có tính chất đầu mối là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Bởi thực tế hiện nay, việc tiêu thụ hàng hóa tại các chợ dân sinh, chợ đầu mối vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn trong thói quen tiêu dùng của người dân.

Nhận thức được vấn đề trên, UBND TP đã phân công, phân cấp an toàn thực phẩm tại các chợ cho từng sở, ngành, quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về việc thực hiện các quy định trong sản xuất, kinh doanh an toàn tại các chợ, nhất là các chợ đầu mối và có tính chất đầu mối.

Đặc biệt, công tác thanh tra, kiểm tra được UBND TP chỉ đạo thực hiện nghiêm. Từ năm 2016 đến nay, các cơ quan chức năng của Hà Nội đã tiến hành xử phạt đối với hơn 31.000 cơ sở sản xuất - kinh doanh nông sản, thực phẩm cung cấp vào các chợ, với tổng số tiền gần 135 tỷ đồng. Đáng chú ý, có 12 vụ việc với 14 bị can đã được khởi tố do sản xuất - kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng.

Mặc dù vậy, công tác quản lý an toàn thực phẩm tại các chợ vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định. Sản xuất nông nghiệp của Hà Nội vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến chất lượng thực phẩm chưa cao. Bên cạnh đó, hàng hóa cung ứng từ các tỉnh, TP khó kiểm soát và vẫn còn tình trạng buôn bán thực phẩm nhập lậu vào tiêu thụ trên địa bàn TP…

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, để bảo đảm an toàn thực phẩm tại các chợ, mới đây, UBND TP đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án “Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ giai đoạn 2022 - 2025”. Đề án được kỳ vọng đem đến cho người tiêu dùng Thủ đô những sản phẩm thực phẩm cung ứng từ các chợ an toàn, chất lượng nhất cho sức khỏe.

“Hiện nay, Sở NN&PTNT Hà Nội đang tổ chức triển khai các nhiệm vụ theo phân công trách nhiệm của UBND TP. Trong đó, tập trung xây dựng nội dung tuyên truyền các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm tại chợ. Đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp an toàn để cung ứng cho các chợ. Đồng thời, phối hợp kiểm soát chặt chất lượng thực phẩm lưu thông trên thị trường…” - ông Chu Phú Mỹ thông tin thêm.

 

Theo thống kê, trên địa bàn Hà Nội hiện có tổng số 455 chợ, trong đó có 15 chợ hạng 1, 57 chợ hạng 2, 352 chợ hạng 3, 6 chợ đang hoàn thiện hồ sơ phân hạng và 25 chợ không phân hạng do thuộc diện di dời, giải tỏa, đất quy hoạch… Toàn TP có 2 chợ đầu mối là Minh Khai và phía Nam, cùng 3 chợ có tính chất đầu mối gồm: Chợ Long Biên, chợ cá Yên Sở, chợ gia cầm Hà Vĩ.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

09/01/2025 | 11:49

Kinhtedothi - Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, như bất kỳ thực phẩm nào khác, nếu không sử dụng đúng cách, mật ong có thể gây ra tác hại không mong muốn. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi uống mật ong.

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

08/01/2025 | 08:20

Kinhtedothi - Ngày 8/1, Phòng Cảnh sát kinh tế-Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị phối hợp lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm ở xã Kim Quan, huyện Thạch Thất đã phát hiện hơn 3 tấn thực phẩm gồm nầm, tràng, chân gà, đuôi trâu bò các loại… không rõ nguồn gốc.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ