Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kiểm soát tiểu đường bằng những nguyên liệu có sẵn trong bếp

Kinhtedothi - Quế, gừng, việt quất... là những nguyên liệu đơn giản có ngay trong bếp có thể giúp cải thiện bệnh tiểu đường.

Quế

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Quế là thảo dược bổ sung tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường vì ngoài kiểm soát đường huyết, nó còn giúp điều trị bệnh béo phì, co thắt cơ, tiêu chảy và cảm lạnh thông thường. Bạn có thể tiêu thụ vỏ quế, bột quế trong các món ăn hàng ngày hoặc dùng chung với cà phê.

Đinh hương

Loại gia vị thơm này có đặc tính chống viêm, chống ôxy hóa và lợi tiêu hóa. Các nhà khoa học cũng chứng minh đinh hương giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm mức cholesterol xấu và chất béo trung tính. Bạn có thể ăn đinh hương bằng cách nhai sống hoặc cho bột đinh hương vào các món ăn.

Nha đam

Nha đam từ lâu đã được sử dụng để điều trị viêm nhiễm, cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa mụn trứng cá và giảm rụng tóc. Các nghiên cứu khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng, gel lô hội có đặc tính hạ lipid máu và hạ đường huyết.

Bạn có thể dùng chiết xuất gel nha đam, sau đó pha cùng một ít nước cốt chanh và pha loãng với nước. Thưởng thức vào mỗi buổi sáng để kiểm soát đường huyết.

Gừng

Nhiều nghiên cứu khoa học đã xác nhận rằng, gừng giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng tiết insulin và độ nhạy insulin.

Bạn có thể nhai gừng sống, sử dụng gừng trong thức ăn, uống trà gừng, tiêu thụ bột gừng, sử dụng dầu gừng và thêm gừng vào nước ép để giúp kiểm soát đường. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế tiêu thụ gừng sau 6 giờ chiều.

Việt quất

Việt quất chứa một hợp chất gọi là glucoquinine, chịu trách nhiệm chính trong việc giảm lượng đường trong máu. Ăn việt quất đen cải thiện thị lực với người bị tiểu đường.

Các nhà khoa học khuyên mỗi ngày, người lớn nên ăn khoảng 128-150gram quả việt quất, mỗi tuần 3 lần. Ăn 150gram quả việt quất mỗi ngày cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên đến 15%.

Rau kinh giới

Loại thảo mộc có nguồn gốc từ Tây Ban Nha và Địa Trung Hải này có chứa glycoside làm giảm lượng đường trong máu. Theo nghiên cứu, chiết xuất của loại thảo mộc này thể hiện hoạt động ức chế glycosidase (trong ống nghiệm).

Axit Rosmarinic được tách ra từ chiết xuất cũng làm tăng hoạt động amylase của tuyến tụy; tăng cường hệ thống miễn dịch. Nó giúp tăng hoạt động của insulin và huy động glucose trong tế bào, do đó làm giảm tốc độ hình thành carbohydrate.

Bạn có thể sử dụng lá rau kinh giới tươi hoặc khô trong thức ăn, nhai lá tươi hoặc pha trà uống mỗi ngày.

Nghệ

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Củ nghệ được biết đến để tăng cường sức khỏe theo nhiều cách khác nhau. Nó cũng được khuyên dùng cho bệnh nhân tiểu đường. Nghệ chứa nhiều chất chống oxy hóa, làm giảm lượng đường trong máu và giúp chống nhiễm trùng.

Ngoài ra, sữa nghệ được coi là thần dược tốt cho sức khỏe và cũng giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.

Mướp đắng (khổ qua)

Hãy làm quen với vị đắng của mướp đăng vì nó là một trong những thực phẩm tốt nhất cho bệnh tiểu đường. Mướp đắng có chứa các hợp chất như charantin, được biết đến với đặc tính hạ đường huyết. Bạn có thể chế biến nó bằng cách luộc, xào, nấu hoặc làm nước trái cây và uống mỗi sáng khi bụng đói.

Các loại hạt

Giàu axit béo omega-3, các loại hạt là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, hoàn hảo cho chế độ ăn kiêng dành cho bệnh nhân tiểu đường. Mặt khác, chúng chứa các loại tinh dầu có thể kiểm soát tình trạng viêm, lượng đường trong máu và thậm chí cả mức cholesterol.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thoát bệnh nhờ giảm cân an toàn, chuẩn y khoa

Thoát bệnh nhờ giảm cân an toàn, chuẩn y khoa

12/01/2025 | 22:09

Kinhtedothi - Sau 3 tháng ra mắt, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng. Nhiều người đã bày tỏ niềm hạnh phúc khi giảm cân thành công, cải thiện sức khỏe, không còn phải uống thuốc huyết áp, giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ, tránh nguy cơ phải thay khớp và đột quỵ.

Đỗ trọng bổ thận, cường gân cốt

Đỗ trọng bổ thận, cường gân cốt

10/01/2025 | 13:22

Kinhtedothi - Đỗ trọng (Eucomia ulmoides Oliv. thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae) vị thuốc này được ghi đầu tiên ở sách Bản kinh. Còn có tên là Mộc miên vì trong vỏ có chất sợi tơ bạc.

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đi bộ quá nhiều?

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đi bộ quá nhiều?

10/01/2025 | 09:06

Kinhtedothi - Đi bộ không chỉ là cách đơn giản và hiệu quả để duy trì thể lực mà còn là cách để kéo dài tuổi thọ và giảm cân nhanh. Tuy nhiên, nếu đi bộ quá nhiều sẽ gây ra những tổn thương nguy hiểm.

Nút mạch tuyến tiền liệt cho bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu

Nút mạch tuyến tiền liệt cho bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu

08/01/2025 | 14:34

Kinhtedothi - Bệnh nhân 72 tuổi có khối lượng tuyến tiền liệt “siêu lớn” 82g (gấp khoảng 4 lần bình thường) đang sử dụng thuốc chống đông máu, phải sống chung với rối loạn tiểu tiện nhiều năm. Nhờ giải pháp nút mạch tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Hồng Ngọc bệnh nhân đã được điều trị dứt điểm.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ