Kiến nghị giảm giờ làm việc, Bộ LĐTB&XH sẽ nghiên cứu
Kinhtedothi – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị giảm giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần theo Nghị quyết số 101/2019/QH14 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.
Bộ LĐTB&XH đã có báo cáo Chính phủ về xử lý các kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Theo đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị giảm giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48h/tuần theo Nghị quyết số 101/2019/QH14 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.
![](https://resource.kinhtedothi.vn/2024/04/05/giam-gio-lam-viec.jpg)
Về nội dung này, Bộ LĐTB&XH cho biết, giảm giờ làm việc bình thường xuống 48h/tuần là một chính sách có tác động lớn đến kinh tế - xã hội. Vì vậy, Bộ LĐTB&XH sẽ nghiên cứu đầy đủ các cơ sở khoa học và thực tiễn để bảo đảm tính khả thi khi đề xuất chính sách này trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động.
Khoản 5, Điều 1, Nghị quyết số 101/2019/QH14 quy định: giao Chính phủ căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nghiên cứu đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48h/tuần và báo cáo Quốc hội xem xét vào thời điểm thích hợp.
Tại Kỳ họp Quốc hội tháng 10/2023, Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa cũng đề cập đến giảm giờ làm việc: Sau gần 80 năm độc lập, qua gần 40 năm đổi mới, điều kiện kinh tế xã hội, thế và lực của nước ta được nâng lên tầm cao mới nhưng thời giờ làm việc của người lao động khu vực tư không giảm trong khi thời giờ làm thêm đã tăng lên gấp 3 lần.
Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa cho rằng, người lao động cần được quan tâm, được chia sẻ và phải được thụ hưởng tốt hơn từ những thành quả phát triển của đất nước. Vì vậy, kính đề nghị Chính phủ xem xét, trình Quốc hội giảm giờ làm việc bình thường cho người lao động trong khu vực tư từ 48 giờ 1 tuần xuống 44 giờ 1 tuần, tiến tới 40 giờ 1 tuần như trong khu vực công đã được thực hiện từ năm 1999, đây cũng là xu hướng tiến bộ của các quốc gia trên thế giới.
Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ trong 1 tuần.
Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết. Trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ trong 1 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
![Gần 100 nghìn đoàn viên công đoàn bị giảm giờ làm, mất việc được hỗ trợ](https://resource.kinhtedothi.vn//2023/12/28/tang-qua-cong-nhan.jpg)
Gần 100 nghìn đoàn viên công đoàn bị giảm giờ làm, mất việc được hỗ trợ
Kinhtedothi-Trong năm 2023, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã ban hành 3 chính sách hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị giảm giờ làm việc hoặc bị ngừng việc. Đến nay đã có gần 100 nghìn lượt đoàn viên được thụ hưởng với số tiền hơn 100 tỷ đồng.
![Đề xuất sinh viên làm thêm 20 giờ/tuần: nên để hai bên thỏa thuận](https://resource.kinhtedothi.vn//2024/04/02/anh-dai-dien-1.jpg)
Đề xuất sinh viên làm thêm 20 giờ/tuần: nên để hai bên thỏa thuận
Kinhtedothi – Ngày hội việc làm năm 2024 được tổ chức tại Học viện Phụ nữ Việt Nam ngày 2/4 thu hút hơn 1.000 sinh viên tham gia. Đề xuất của Bộ LĐTB&XH quy định sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần là nội dung được đưa ra thảo luận sôi nổi.
![Đề xuất hoán đổi ngày làm việc, người lao động nghỉ 5 ngày dịp 30/4, 1/5](https://resource.kinhtedothi.vn//2024/04/04/30-4.jpg)
Đề xuất hoán đổi ngày làm việc, người lao động nghỉ 5 ngày dịp 30/4, 1/5
Kinhtedothi – Bộ LĐTB&XH đề xuất xem xét, quyết định việc hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2024 để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục.