Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kiên quyết công khai cơ sở sản xuất kinh doanh không đảm bảo phòng cháy chữa cháy

Kinhtedothi - Chiều nay 17/8, đoàn giám sát do Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Nguyễn Hoài Nam làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở Công Thương Hà Nội giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐND ngày 4/7/2017 của HĐND TP quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trên địa bàn Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC số 27/2001/QH10 có hiệu lực,

 Quang cảnh buổi làm việc
Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Thanh Hải, từ tháng 8/2017 ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 05 đến nay, Sở đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra công tác đảm bảo an toàn sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, hóa chất, khí dầu mỏ hóa lỏng, kết hợp hướng dẫn cơ sở hoàn thiện hồ sơ, trang thiết bị PCCC; phối hợp liên ngành có tham gia của Cảnh sát PCCC TP trực tiếp kiểm tra hướng dẫn. 
7 tháng qua, Sở đã kiểm tra 38 DN hoạt động hóa chất, 20 DN hoạt động khí hóa lỏng, 3 DN khai thác đá có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Với cửa hàng kinh doanh xăng dầu, Chi cục QLTT kiểm tra 32 vụ, xử lý 5 vụ, đang xử lý 1 vụ với 31 triệu đồng phạt hành chính, chủ yếu do vi phạm về cửa hàng không ghi biển thương nhân phân phối xăng dầu, nhân viên bán hàng không có chứng chỉ nghiệp vụ PCCC. Năm 2017, Sở đã kiểm tra tại 9 đơn vị và nửa đầu năm nay kiểm tra 6 đơn vị, kết hợp hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng quy định an toàn điện trong đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình điện.

Từ khi thực hiện Nghị quyết, nhận thức của CBCCVC toàn ngành về PCCC được nâng cao; công tác PCCC tại cơ quan Sở, các đơn vị trực thuộc được đảm bảo. Nhận thức của CBCNV các cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) thuộc ngành cũng nâng lên, DN phối hợp chặt với cảnh sát PCCC rà soát công tác PCCC tại các cơ sở, tăng đầu tư kinh phí cải tạo thay thế phương tiện, dụng cụ PCCC. Đáng kể từ tháng 7/2017 đến nay, không xảy ra sự cố cháy nổ nào tại các cơ sở thuộc Sở quản lý và cấp giấy phép, cấp GCN.
 Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Nguyễn Hoài Nam phát biểu tại buổi làm việc

Tuy nhiên, lãnh đạo Sở thừa nhận, cán bộ quản lý trong phối hợp công tác PCCC của Sở và các đơn vị trực thuộc không có nghiệp vụ chuyên sâu về PCCC; trong khi, người lao động trực tiếp liên quan đến an toàn PCCC tại các cơ sở SXKD chưa thường xuyên được nâng cao nhận thức, nghiệp vụ; một số cơ sở thiếu hiểu biết về PCCC. Hơn nữa, việc đầu tư cho PCCC cần nguồn kinh phí lớn, qua nhiều thủ tục nên tại các cơ sở còn chậm; còn hiện tượng lấn chiếm đường, tận dụng các diện tích khác trong chợ để bố trí quầy hàng, dẫn đến không đảm bảo khoảng cách giữa các quầy, hoặc nhà dân sát với chợ, gây cản trở PCCC. Đặc biệt, chưa có cơ chế tài chính cho việc đầu tư nâng cấp cải tạo các chợ do Nhà nước quản lý, nhất là các chợ đã xuống cấp nghiêm trọng chưa đảm bảo điều kiện PCCC.

Do đó, Sở đề nghị cảnh sát PCCC cần tăng cường phối hợp với Sở thông tin kịp thời cho các cơ sở SXKD ngành công thương có vi phạm về công tác PCCC, kiên quyết đưa các cơ sở không đảm bảo PCCC, bị đình chỉ hoạt động lên các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với các cụm công nghiệp, Cảnh sát PCCC cần tạo điều kiện cho DN trong xem xét, cấp thẩm duyệt về PCCC. Sở cũng đề xuất được sử dụng ngân sách để cải tạo sửa chữa các chợ do Nhà nước quản lý, TP chỉ đạo xây dựng chính sách cho vay vốn lãi suất ưu đãi trong việc xây dựng các công trình đảm bảo PCCC có giá trị lớn.

Tại buổi làm việc, Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Nguyễn Hoài Nam nhấn mạnh: Sở Công Thương cần phát huy cao hơn vai trò cơ quan quản lý trong việc đôn đốc các cơ sở SXKD, nhất là các chợ, cửa hàng; có đánh giá cơ sở nào làm tốt, cơ sở nào chưa tốt trong công tác PCCC.

“Quan trọng là Sở đưa ra được các giải pháp bổ sung khắc phục đảm bảo an toàn PCCC để có căn cứ yêu cầu các cơ sở xây dựng được khái toán; cụ thể ai là người phải làm, nguồn tiền từ đâu, lộ trình làm; chứ không chỉ là văn bản đôn đốc chung chung”, ông Nam nêu rõ, và cũng đề nghị: Sở phối hợp với Cảnh sát PCCC chỉ ra được giải pháp khắc phục bổ sung về PCCC với từng loại hình cơ sở SXKD, từ đó Sở xây dựng kế hoạch, lộ trình, giải pháp.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ