Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kim Sơn nhân rộng mô hình nuôi ong lấy mật

Kinhtedothi - Vài năm gần đây, người dân xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây phát triển mạnh mô hình nuôi ong lấy mật, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

 Nuôi ong lấy mật tại gia đình ông Nguyễn Xuân Quyền, xã Kim Sơn. 

Kim Sơn là một xã vùng bán sơn địa của thị xã Sơn Tây với trên 2.000ha diện tích trồng cây ăn quả. Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có này, từ những năm 1984, một số hộ dân tại đây đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Tuy nhiên, thời điểm đó các hộ chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát. Đến năm 2007, một số hộ đã chủ động thành lập câu lạc bộ nuôi ong lấy mật với 11 thành viên nhằm chia sẻ kinh nghiệm. Cũng từ đó, nghề nuôi ong ở Kim Sơn phát triển mạnh thành phong trào, nâng số lượng tổng đàn lên hơn 4.000 đàn ong.

Vừa khéo léo nhấc cầu ong ra khỏi tổ để kiểm tra, ông Nguyễn Xuân Quyền – Tổ trưởng tổ sản xuất nuôi ong lấy mật xã Kim Sơn cho biết, nghề nuôi ong khá đơn giản, cơ bản người nuôi chỉ cần am hiểu về đặc tính của ong như xây tổ, chia đàn, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào. Theo kinh nghiệm của ông Quyền, vào mùa Xuân là thời điểm đàn ong cho sản lượng mật nhiều nhất và chất lượng cũng thơm ngon nhất. “Hiện, gia đình tôi đang nuôi 150 tổ, trung bình mỗi năm cũng cho thu nhập gần 200 triệu đồng” – ông Quyền tiết lộ.

Cũng là hộ gia đình có thu nhập khá từ nghề nuôi ong, ông Nguyễn Văn Nam, thôn Nghĩa Hương hiện đang có 500 đàn, giai đoạn cao điểm nhất gia đình ông có tới 1.000 đàn. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu nhập khoảng 800 triệu đồng từ nghề nuôi ong. “Nghề nuôi ong vốn đầu tư ít nhưng thu nhập lại cao và không tốn nhiều diện tích sản xuất. Ngoài cho sản phẩm mật ong, phấn hoa, ong còn là loài côn trùng rất tốt cho sản xuất nông nghiệp, giúp tăng thụ phấn cây ăn quả” – ông Nam chia sẻ.

Nhằm liên kết chặt chẽ hơn nữa để cùng hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, tháng 3/2018, các hộ nuôi ong ở Kim Sơn đã liên kết lại thành Tổ sản xuất nuôi ong lấy mật Kim Sơn. Sau hơn một năm thành lập, đến nay, Tổ liên kết đã tăng lên thành 35 hộ thành viên. Ngoài doanh thu từ khai thác mật, các hộ còn tập trung nhân đàn, tách đàn bán giống, bán phấn hoa và các sản phẩm khác mang lại nguồn thu nhập thường xuyên từ 150 – 800 triệu đồng/hộ/năm. Năm 2018, tổng sản lượng mật ong của Tổ liên kết thu được hơn 30 tấn, tương đương gần 40.000 lít. Hiện, giá mật ong Kim Sơn đang được bán từ 220.000 – 250.000 đồng/lít.

Trưởng phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây Phùng Huy Vinh đánh giá, nghề nuôi ong mật không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn ít rủi ro và ổn định hơn so với những giống vật nuôi khác. Để hỗ trợ nhân rộng mô hình, năm 2017, thị xã Sơn Tây đã hỗ trợ Kim Sơn 300 đàn ong và 1.000 vỏ thùng ong. Hiện tại, cùng với Kim Sơn, một số xã, phường khác như Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Sơn Trầm, Xuân Sơn, Thanh Mỹ… cũng đang học tập và mở rộng mô hình nuôi ong lấy mật. Cùng với việc tập trung mở rộng mô hình nuôi ong lấy mật ở Kim Sơn, thị xã Sơn Tây đang đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm và xây dựng nhãn hiệu tập thể “Mật ong Sơn Tây”, nhằm nâng cao giá trị cũng như lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quận Long Biên hưởng ứng "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ

Quận Long Biên hưởng ứng "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ

03/02/2025 | 19:36

Sáng 3/2, trong không khí đầu Xuân, đón mừng năm mới và chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Long Biên long trọng tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại khu Văn Chỉ thuộc Cụm di tích lịch sử văn hóa Đình - Chùa Quán Tình, phường Giang Biên.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ