Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội sẽ bàn về các giải pháp kiềm chế lạm phát

Kinhtedothi-Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV sẽ xem xét, thông qua các giải pháp giữ vững ổn định kinh tế vỹ mô, kiếm chế lạm phát, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế.

Chiều 19/10, tại buổi Họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình giải ngân vốn hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phạm Thị Hồng Yến cho biết: Nghị quyết số 43/2022/QH ngày 11/1/2022 của Quốc hội về Chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội dự kiến thực hiện trong năm 2022 và năm 2023.

Đây là Nghị quyết về chính sách tiền tệ và tài khóa để hỗ trợ cho chương trình phục hồi phát triển kinh tế-xã hội với mục tiêu không làm suy giảm tăng trưởng.

Nghị quyết 43/2022/QH cung cấp nguồn lực lớn, tạo động lực củng cố niềm tin và tiếp thêm sức mạnh để thực hiện, hiện thực hoá những chủ trương của Đảng, góp phần đưa kinh tế Việt Nam phục hồi. Kết quả được thể hiện rõ qua tốc độ phát triển kinh tế năm 2022 là 8,02% đạt cao hơn kỳ vọng của nền kinh tế trong cả giai đoạn (chỉ 6,5-7%).

Tuy nhiên, trong năm 2023 khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gẫy, tình trạng lạm phát ở mức cao, tiếp tục kéo dài... xét về tốc tộ tăng trưởng GPD toàn cầu năm 2023 dự kiến chỉ tăng trưởng 2%. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn đồng thời tham gia xuất nhập khẩu tới nhiều thị trường trên thế giới, căn cứ vào thống kê 9 tháng đầu năm 2023 tốc độ tăng trưởng GPD của Việt Nam chỉ đạt 4,24% so với cùng kỳ. Vì vậy, dự kiến cả năm 2023 tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ thấp hơn mục tiêu đặt ra.

Theo bà Phạm Thị Hồng Yến, thực tế cho thấy, trong triển khai Nghị quyết 43/2022/QH, một số chương trình, chính sách chưa kịp thời, vẫn còn hạn chế, nhưng nhìn chung Nghị quyết đã góp phần đáng kể liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội và phục hồi kinh tế. Nguyên nhân tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2023 thấp hơn mục tiêu do tình hình diễn biến kinh tế thế giới, khu vực phức tạp vượt quá dự báo; và hạn chế trong khi nền kinh tế nội tại suốt thời gian dài chưa được xử lý dứt điểm, sức chống chịu của nền kinh tế ở mức thấp, biến động bên ngoài làm cho hạn chế đó được bộc lộ rõ hơn.

Vì vậy, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV dự kiến sẽ đề xuất để Quốc hội thông qua nhiệm vụ, giải pháp những tháng cuối năm 2023 và năm 2024, 2025. Tại đó sẽ đảm bảo nhất quán để thực hiện giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiếm chế lạm phát, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; thực hiện các giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng đầu tư tư nhân, tiêu dùng, đầu tư trong nước và xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực chống chịu của nền kinh tế - bà Phạm Thị Hồng Yến nói.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phạm Thị Hồng Yến (Ảnh: Quochoi.vn)

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 23/10/2023, dự kiến bế mạc vào ngày 28/11/2023, theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Kỳ họp thứ 6 được tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1 (15 ngày) từ ngày 23/10 đến ngày 10/11/2023; Đợt 2 (7,5 ngày) từ ngày 20 đến ngày 28/11/2023. Dự kiến tổng thời gian làm việc của Kỳ họp là 22 ngày.

Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ thông qua 9 dự án luật và xem xét 8 dự án luật; xem xét báo cáo của các cơ quan tư pháp; xem xét, quyết định việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành...

Đặc biệt, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; xem xét, thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác (nếu có).

Hà Nội sẵn sàng cho tăng trưởng kinh tế số

Hà Nội sẵn sàng cho tăng trưởng kinh tế số

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ