Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

[Kỹ năng sống] Có nên dạy con bằng la mắng?

Kinhtedothi - Trước hết, nên hiểu lại câu nói: “Thương cho roi cho vọt”. Câu nói này thường gắn vào tư tưởng giáo dục thời Nho giáo thịnh hành, được hiểu là cần cho trẻ em sống có kỷ luật. Đến thăm một căn nhà của một nhà giáo thời phong kiến, tôi được nhìn tận mắt một chiếc roi mây bóng loáng.

Cái roi tượng trưng cho hình phạt, sự nghiêm khắc, sự tuân thủ kỷ luật để học hành nghiêm túc và sự hành xử theo chính đạo. Cái roi cũng thể hiện quyền uy của người thầy nhưng không đồng nghĩa thầy dùng cái roi đó vụt vào thân thể học sinh, và có khi là kèm vào đó nhưng lời chửi rủa nặng nề.
Nhiều phụ huynh vô tình “thương con” theo kiểu bạo lực con về cả thể xác và tinh thần. Bạo lực về thể xác đương nhiên dễ bị xã hội lên án, thậm chí bị xử tội theo quy định của luật pháp hiện hành. Còn bạo lực về tinh thần là điều ít ai để ý, cha mẹ - người gây bạo lực cho con cái - cũng không để ý. Hậu quả chỉ mỗi đứa trẻ bị bạo lực là gánh chịu, có khi để lại di chứng rất lâu dài về sau.

Thông thường, bạo lực tinh thần thể hiện khi bố/mẹ la mắng con cái khi chúng nghịch ngợm hoặc học hành yếu kém. Có học sinh do bị điểm 3 đã bị mẹ nó đánh chửi. Học sinh này dù chỉ mới 8 tuổi đã bỏ nhà đi lang thang nhiều ngày.

Bạo lực tinh thần đối với trẻ đôi khi là gián tiếp. Trẻ luôn căng thẳng, lo lắng nếu bố mẹ cãi nhau trước mặt nó. Một đứa bé tâm sự rằng, mỗi lần bố nó uống rượu say là nó vô cùng sợ hãi, vì khi đó bố sẽ gây sự với mẹ, la chửi và đuổi đánh mẹ.

Nhiều gia đình, cha mẹ do bị áp lực trong cuộc sống (căng thẳng về tiền bạc, việc làm…) đã trút bỏ căng thẳng lên con trẻ.

Các chuyên gia cho biết, trên khía cạnh phân tích não bộ, bạo lực tinh thần sẽ làm sang chấn não bộ, gây đứt gãy những liên kết tế bào thần kinh ở một vùng nào đó. Sự khiếm khuyết não bộ từ nhỏ sẽ theo đứa trẻ suốt đời, nhất là bé gái. Thời gian sau khi lớn lên, đứa trẻ có thể học hành bình thường, rồi lập gia đình bình thường nhưng đến một lúc nào đó, cùng với sự xuất hiện một khoảnh khắc bạo hành nào đó, sự đứt gãy nói tên sẽ xuất hiện, người này sẽ có hành vi bất thường, cãi nhau với chồng/vợ, bạo hành với con cái…

Người ta nhận thấy, trong các gia đình bất hòa, rất nhiều người có tuổi thơ từng bị bạo lực về tinh thần.

Trẻ em luôn cần được yêu thương, chăm sóc. Việc “dạy dỗ” con bằng đánh đập, la hét là phản khoa học và bị phản tác dụng. Trong thời đại, việc học hành ngày càng có áp lực cao, thời gian chơi bị rút ngắn lại, trẻ dễ bị căng thẳng. Việc cha mẹ không quan tâm con chu đáo đã là thiệt thòi cho chúng. Tệ hơn, nhiều bậc phụ huynh đã bạo hành tinh thần, thể xác đối với trẻ. Cha mẹ hãy là tấm gương sống mẫu mực cho trẻ, là người bạn lớn thực sự của trẻ, chăm sóc trẻ không chỉ ở khía cạnh vật chất mà còn cả ở khía cạnh tinh thần.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ