Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

[Kỹ năng sống] Mở rộng tấm lòng

Kinhtedothi - Sống vô cảm với gia đình, không quan tâm, không lo lắng chỉ biết nghĩ đến bản thân mình đã trở thành một thói quen của nhiều người trẻ hiện nay.

Lúc đầu có thể chỉ là sự vô tư trẻ con, nhưng bởi không được hướng dẫn, sự vô tư đó sẽ trở thành tính vô tâm khi lớn lên. Họ trở thành những người rất ích kỷ, không biết rung động trước những nỗi đau của chính những người thân, từ vô cảm với gia đình, họ vô cảm với bạn bè và xã hội.
Thực tế cho thấy, khi nhìn thấy một vụ tai nạn xảy ra trên đường, một người cần giúp đỡ, không ít người chỉ biết đứng chỉ trỏ, mà không hề có một biểu hiện lo lắng, xót thương hay đứng ra giúp đỡ. Và hiện tượng này đang ngày càng nhiều.
 Ảnh minh họa.
Làm thế nào để trẻ bớt vô tâm, ích kỷ, biết nghĩ đến mọi người? Câu hỏi ấy đang được nhiều người thốt lên. Và câu trả lời nằm ngay trong cuộc sống hàng ngày, bởi không thể khác, chính các gia đình phải "nhập cuộc" tích cực, giáo dục cảm xúc cho con ngay từ nhỏ. Không chỉ dạy trẻ nhận biết cảm xúc của người khác mà còn hướng dẫn trẻ hiểu nguồn gốc những cảm xúc đó, cũng như ảnh hưởng của cảm xúc đó đến mọi người để từ đó điều chỉnh cảm xúc, hành vi của mình
Một số bà mẹ cho biết, họ vẫn thường dạy con biết nói lời “cảm ơn” khi người khác giúp đỡ hay cho quà mình. Cụ thể hơn là hướng dẫn, khuyến khích trẻ tự tay làm những tấm thiệp, món quà nhỏ để tặng người thân, thầy cô, bạn bè vào các dịp lễ, sinh nhật. Và bằng những hành động cụ thể ngay chính trong mối quan hệ gia đình để làm gương cho trẻ. Đồng thời, khuyến khích trẻ bằng những lời khen ngợi, tặng thưởng cho trẻ mỗi khi trẻ thể hiện lòng biết ơn.
Cùng với đó, thường xuyên yêu cầu và tạo điều kiện cho con giúp đỡ những người xung quanh. Trong cuộc sống hiện đại, khi guồng quay vội vã của xã hội dễ khiến cho người ta hờ hững và thờ ơ với nhau hơn, giáo dục sự nhân ái, quan tâm cho trẻ càng trở thành chuyện quan trọng.
Bởi không có lòng nhân ái, biết nghĩ đến người khác như nghĩ cho mình sẽ không thể nảy sinh những điều tốt đẹp trong mỗi con người. Nếu bố mẹ là người biết đồng cảm với những người kém may mắn hơn mình, biết tha thứ cho những lỗi lầm của người khác, tức là bạn đang làm gương cho con về cách sống tốt đẹp.
Bố mẹ cần biết khuyến khích trẻ làm theo mình, như hãy cho bé chia sẻ một phần tiền cho công việc từ thiện hoặc gom góp sách vở, quần áo, đồ chơi… cho các hoạt động từ thiện của trường, của lớp. Chỉ khi trẻ được tiếp xúc với các tình huống cụ thể, trẻ mới học được những điều rất cần thiết để nuôi dưỡng lòng trắc ẩn, học cách thích nghi với mọi người, học nhường nhịn, chia sẻ với bạn bè...
Chính những điều nhỏ nhặt này là cái nền đầu tiên để trẻ bớt nghĩ đến bản thân, mở rộng lòng ra cùng người khác. Những năm tháng đầu đời của bé là khoảng thời gian tốt nhất để bố mẹ bắt đầu vun xới lòng trắc ẩn, sự vị tha, xóa bỏ đi sự vô tâm cho trẻ, điều ấy sẽ tạo bước đệm để con phát triển toàn diện về nhân cách sau này.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ