Thuốc Favipiravir là một thuốc kháng virus, được sử dụng lâm sàng từ năm 2014 để điều trị bệnh cúm Nhật Bản, Ebola… Thuốc có cơ chế tác dụng ức chế enzym RNA-polymerase ngăn chặn sự nhân lên của virus. Loại thuốc này cũng đã được sử dụng cho vấn đề điều trị. Nó có tác dụng giảm bớt tải lượng virus, giảm các triệu chứng nặng hoặc các biểu hiện lâm sàng. Hiện nay một số quốc gia Nhật, Ấn Độ… đã dùng.
Gần đây nhất là thuốc Molnupiravir (dạng viên uống), do Mỹ nghiên cứu được thử nghiệm lâm sàng đang thực hiện đến giai đoạn 3. Nó có tác dụng ức chế virus, chưa có biểu hiện gì gọi là an toàn hay độc hại. Hiện nay, loại thuốc này cũng đã có ở Việt Nam.
Ngoài ra, có một loại thuốc ức chế virus là thuốc Remdesivir (Mỹ). Loại thuốc này được các nhà khoa học Mỹ thử nghiệm trên lượng lớn bệnh nhân, dùng cho nhóm đối tượng tiến triển nguy cơ nặng. Đây là thuốc dạng tiêm, có giá thành khá cao ở Mỹ. Tuy nhiên, nước ta cũng được Tập đoàn Vingroup tài trợ 500.000 lọ thuốc Remdesivir để sử dụng cho TP Hồ Chí Minh. Trong lúc dịch bệnh cấp bách như hiện nay, với lượng lớn bệnh nhân mắc Covid-19, cứ có thuốc điều trị Covid-19 an toàn, có hy vọng, Bộ Y tế cho phép đã được sử dụng.
Bên cạnh đó, còn có thuốc kháng thể đơn dòng trung hòa virus như Bamlanivimab + Etesevimab hoặc Casirivimab + Imdevimab dạng truyền tĩnh mạch được dùng ở Mỹ rất đắt. Hiện Việt Nam chưa có. Giai đoạn đáp ứng viêm toàn thân cơ thể chống lại sự nhân lên cứ virus sinh ra các chất hóa học trung gian. Nếu đáp ứng quá mức sẽ gây tổn thương các cơ quan đặc biệt là phổi. Trong cơ chế bệnh sinh của Covid-19 có tổn thương lớp tế bào nội mạch mao mạch dễ hình thành các vi huyết khối mao mạch phổi (immunothrombosis) làm cho máu khó đến để nhận oxy gây tình trạng thiếu oxy máu thầm lặng. Ở giai đoạn này cần phát hiện sớm để hỗ trợ thở oxy kịp thời và sử dụng thuốc chống viêm corticosteroids, thuốc kháng đông máu đúng lúc giúp bệnh nhân chuyển nguy kịch. Tuy nhiên, thuốc chống đông cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.
Nhìn chung, các thuốc để ức chế virus đã có một số thuốc được đưa ra nhưng nhóm thuốc dạng uống giai đoạn sớm, trong đó, Molnupiravir và thuốc Favipiravir có ưu điểm là có giá thành rẻ, dừng giảm uống, dùng sớm ở giai đoạn đầu, ngăn chặn chuyển biến nặng của bệnh. Đây là nhóm thuốc tác dụng vào ức chế virus thường cho vào giai đoạn sớm, bệnh nhân chưa có triệu chứng hoặc có triệu chứng ở giai đoạn đầu (3 ngày đầu). Khi dịch bùng phát mạnh, việc áp dụng thuốc này ở giai đoạn đầu của bệnh phù hợp với bối cảnh nước ta.
Cải thiện tình trạng bệnhViệc ứng dụng thuốc trong điều trị Covid-19 hiện nay đã có hiệu quả như thế nào? Trong quá trình ứng dụng thuốc điều trị Covid-19, ngành Y tế đã gặp khó khăn như thế nào, thưa ông?- Hiện nay chúng ta có thuốc Remdesivir đang sử dụng cho các bệnh nhân Covid-19 ở TP Hồ Chí Minh, qua một thời gian đưa thuốc vào điều trị, thấy có tác dụng giảm các tiến triển nặng của bệnh, tuy nhiên, cũng rất khó đánh giá tác dụng thật sự.
Còn thuốc Molnupiravir, Việt Nam cũng đã được nhiều DN mua hỗ trợ để sử dụng rộng rãi ở TP Hồ Chí Minh cho các F0 tại nhà và bệnh viện ở giai đoạn sớm.
Các thầy thuốc ở tuyến đầu cũng đánh giá thuốc có giảm các triệu chứng của bệnh. Chúng ta hy vọng, nếu đây là loại thuốc rẻ tiền, dễ mua có thể thực hiện được an toàn thì nước ta cũng nên tăng cường nhập thêm để có thuốc điều trị cho bệnh nhân.
Còn phác đồ điều trị bằng thuốc chống đông khi những ca chuyển biến nặng, Việt Nam đã áp dụng ngay từ đầu và đã cứu được rất nhiều bệnh nhân nặng. Việc điều trị bằng thuốc chỉ định chống viêm, chống đông, quan trọng là phải được theo sõi sát. Đến diễn biến giai đoạn nào nếu không theo dõi sớm sẽ rất nguy hiểm, còn nếu theo dõi đúng lúc có thể cải thiện tình trạng bệnh, giảm chuyển nặng. Nhóm này nằm ở tầng 2, nhóm bệnh nhân ở các cơ sở điều trị Covid-19, đòi hỏi phải có nhân lực để theo dõi, đặc biệt, theo dõi bão hòa oxy máu (SpO2). Trong các bệnh nhân Covid-19, nhiều trường hợp thiếu oxy máu nặng nhưng biểu hiện lâm sàng lại không rõ rệt nên cơ sở điều trị làm thế nào để cung cấp oxy đúng lúc và kịp thời, đảm bảo SpO2 trên 90% thì bệnh nhân sẽ được an toàn hơn.
Khả năng ứng dụng rộng rãi của các loại thuốc này như thế nào? Liệu thuốc điều trị Covid-19 có đáp ứng được tình hình dịch hiện nay không?- Hiện nay, nhiều công ty dược ở Ấn Độ đã chào mời nước ta các thuốc ức chế virus, trong đó có Molnupiravir hoặc Favipiravir. Chúng ta tiếp cận có thể mua các thuốc này với kinh phí cũng không đắt để áp dụng thuận tiện trong việc điều trị. Bộ Y tế cũng đã đang tiến hành đánh giá các thuốc này.
Với thuốc Remdesivir để các bác sĩ tuyến đầu trong miền Nam điều trị xem tác dụng ra sao. Nếu các bác sĩ thấy thuốc này có tác dụng rõ rệt, nước ta có thể mua được. Tuy nhiên, đây là dạng thuốc truyền tĩnh mạch, giá thành cũng cao hơn nên hiện nay Việt Nam đang dùng thuốc của các nhà tài trợ. Với lượng thuốc sau một thời gian dùng ở các tâm dịch để chờ các bác sĩ đánh giá tác dụng thực sự như thế nào. Nếu cần thiết, chúng ta xem xét mua thuốc của Mỹ và mua cả bản sao các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), những nơi nào khuyến cáo, nước ta có thể xem xét sử dụng.
Với các thuốc chống đông vẫn là thuốc thông dụng để chữa tất cả các bệnh khác thì chúng ta đang có đầy đủ.
Hiện nay, nhiều người dân săn lùng, tích trữ và tự ý sử dụng thuốc điều trị Covid-19. Ông có khuyến cáo như thế nào để người dân không tích trữ, tự ý sử dụng thuốc điều trị Covid-19?- Khi dịch Covid-19 xảy ra, đặc biệt, ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam, lượng bệnh nhân mắc Covid-19, ca tử vong tăng lên hàng ngày khiến người dân lo lắng. Tuy nhiên, với các thuốc điều trị Covid-19 phải có sự theo dõi của bác sĩ để được chỉ định đúng lúc, đúng chỗ. Rõ ràng, nếu nước ta có nguồn cung cấp đầy đủ thì đã cung cấp cho các bệnh viện, khi đó, các bác sĩ chỉ định sẽ phù hợp và đúng hơn. Còn nếu người dân tích trữ, có thể sau này sẽ không dùng đến. Hoặc người dân tích trữ, không biết cách dùng, dùng sai thời điểm có khi còn nguy hại tới tính mạng.
Hiện nay, có nhiều trường hợp ở các tỉnh miền Nam cũng đã mua một số dụng cụ như máy đo SpO2, bình oxy tại nhà để theo dõi tình trạng bệnh… Nếu người dân có điều kiện mua máy tạo oxy cũng được nhưng về thuốc men rất khó khăn. Hiện tại ở các vùng dịch, Bộ Y tế đã tổ chức mô hình trạm y tế lưu động khi người dân cần các loại thuốc của Bộ Y tế đã được Bộ chuẩn bị tương đối nhưng tuyệt đối phải có sự chỉ định của bác sĩ.