Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lãnh đạo Chính phủ quyên góp ủng hộ khắc phục hậu quả mưa lũ

Chiều 13/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; các Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh, Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng đã dự lễ phát động quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Tại lễ phát động, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết những ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và không khí lạnh, tại nhiều địa phương ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa phổ biến từ 300-400 mm, một số nơi trên 600 mm. Mưa lớn kéo dài trên diện rộng đã gây ra đợt lũ lớn, có nơi vượt mức lũ lịch sử gây thiệt hại nặng nề.
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Phó Thủ tướng quyên góp ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lũ lụt. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Theo thống kê đến nay, mưa lũ đã làm 54 người chết và 39 người mất tích. Gần 200 nhà bị sập đổ, trên 30.000 nhà bị ngập, gần 2.000 nhà phải di dời khẩn cấp; trên 50.000 ha lúa và hoa màu bị ngập, thiệt hại. Nhiều công trình giao thông, thủy lợi bị sạt lở, hư hại. Một số khu vực đến nay còn bị chia cắt. Thiệt hại nghiêm trọng nhất về người là tại Hòa Bình, Yên Bái và Thanh Hóa.
Trước thiệt hại to lớn của các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, với tinh thần tương thân, tương ái, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Hôm qua (12/10), Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đi kiểm tra, thị sát tình hình ngập lụt, thiệt hại, thăm hỏi chính quyền và nhân dân vùng ngập lũ tại tỉnh Ninh Bình và khu vực sạt lở đất tại xã Phú Cường, huyện Tân Lạc tỉnh Hoà Bình.
 Cán bộ, công chức, viên chức VPCP quyên góp ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lũ lụt. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Chính phủ chia sẻ khó khăn của người dân và chính quyền các địa phương bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai vừa qua, gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân những người bị nạn; biểu dương và đánh giá cao sự chủ động của các cấp, các ngành, người dân trong việc ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 công điện khẩn về ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ, giúp nhân dân sớm ổn định đời sống, hạn chế thiệt hại tiếp tục xảy ra, chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ