Lãnh đạo Phần Lan nêu quan điểm về việc gửi lực lượng hòa bình đến Ukraine
Kinhtedothi - Tổng thống Phần Lan, Alexander Stubb, đã cảnh báo các nước EU không nên vội vàng đưa ra quyết định về việc gửi phái bộ gìn giữ hòa bình tới Ukraine.
Cảnh báo này được ông Stubb đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh hợp tác quốc phòng ở Tallinn của Lực lượng Viễn chinh Liên hợp (JEF), với chủ đề thảo luận tập trung vào giải quyết xung đột giữa Moscow và Kiev. Nhóm quân sự này bao gồm Hà Lan, Iceland, Anh, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Latvia, Litva và Estonia. Nhiều quốc gia trong nhóm này thường xuyên lên tiếng chỉ trích nước này liên quan đến xung đột tại Ukraine.
Trước đó, một số nhà lãnh đạo EU đề cập đến việc gửi một phái bộ gìn giữ hòa bình đến Ukraine sau khi hòa bình với Nga được thiết lập. Tuy nhiên, theo Tổng thống Stubb, đây không phải là một giải pháp hiệu quả trong thời điểm hiện tại do có thể dẫn đến leo thang xung đột.
"Chúng ta không nên vội vàng," ông Stubb nhấn mạnh. Nhà lãnh đạo này khẳng định các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình phải dựa trên luật pháp quốc tế.
Theo tính toán của Tổng thống Phần Lan, việc triển khai một phái bộ gìn giữ hòa bình đến Ukraine sẽ cần ít nhất 150.000 binh sĩ. Ông cho biết thêm số lượng quân sĩ thậm chí có thể tăng gấp ba lên đến 450.000 người/năm để đảm bảo thực hiện luân phiên nhiệm vụ. Ông khẳng định: "Ý tưởng này khó có thể trở thành hiện thực."
Trước hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Estonia, Hanno Pevkur, cho biết không thể loại trừ bất kỳ lựa chọn nào ngay cả khi chưa đạt được hòa bình ở Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ủng hộ ý tưởng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc trong trường hợp đạt được thỏa thuận ngừng bắn và thiết lập hòa bình tại Ukraine.
Tuy nhiên, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của EU, trước đó cho biết khối này không xem xét việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine khi tình hình chiến sự vẫn đang leo thang.
Phía Nga cũng nhanh chóng lên tiếng. Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitriy Peskov, hôm thứ Hai (ngày 16/12) khẳng định còn quá sớm để thảo luận về việc sẽ gửi một phái bộ gìn giữ hòa bình đến Ukraine, do Kiev vẫn từ chối đàm phán hòa bình với Moscow.
Nga công bố tập trận hạt nhân "dằn mặt" NATO?
Kinhtedothi - Cuộc tập trận được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố chỉ vài ngày sau khi NATO tiến hành các cuộc tập trận hạt nhân ở Tây Âu.
NATO cảnh báo ông Trump về cách thức chấm dứt xung đột Ukraine
Kinhtedothi - Một giải pháp được Phó Tổng thống đắc cử JD Vance hồi tháng 9 vạch ra - phản ánh điều được cho trùng với những gì ông Putin muốn: cho phép Nga giữ lại lãnh thổ mà nước này kiểm soát và đảm bảo rằng Ukraine sẽ không gia nhập NATO.
Quốc gia NATO cảnh báo hậu quả khi phương Tây tham chiến tại Ukraine
Kinhtedothi - Thủ tướng Hungary cho rằng phương Tây một khi tăng cường can dự vào cuộc xung đột Ukraine sẽ làm gia tăng nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh toàn cầu mới.