Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh dâng hương kỷ niệm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa

Kinhtedothi - Kỷ niệm 82 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11/1940 - 23/11/2022), lãnh đạo Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh và huyện Hóc Môn đã dâng hương, dâng hoa tại Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Dinh Quận Hóc Môn vào sáng nay 23/11.

Đoàn đại biểu dự lễ dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 82 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11/1940 - 23/11/2022), gồm: Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi; Chủ tịch HĐND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Lệ; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh Trần Kim Yến và lãnh đạo các ban, ngành TP cùng lãnh đạo huyện Hóc Môn.

Đền tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ bị thực dân Pháp xử tử tại Ngã Ba Giồng (huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Tân Tiến

Sau khi dự lễ tại Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Dinh Quận Hóc Môn, đoàn đại biểu tiếp tục dâng hương, dâng hoa tại Di tích lịch sử cấp quốc gia Ngã Ba Giồng. 

Các đại biểu đã thành kính dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, tri ân các Anh hùng liệt sĩ, các bậc tiền bối cách mạng, đồng bào đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc.

Sau lễ dâng hương, dâng hoa, đoàn đại biểu cùng dự Lễ Giỗ các chiến sĩ hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.

Đoàn đại biểu Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh dâng hương kỷ niệm 82 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa tại Di tích lịch sử cấp Quốc gia Ngã Ba Giồng. Ảnh: SGGPO.

Cách đây 82 năm, vào tối 22 rạng sáng 23/11/1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng, khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ tại nhiều địa phương, mạnh nhất ở Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho… nhân dân nhất tề đứng lên phá đồn bốt giặc. Cả một vùng nông thôn Nam Bộ rung chuyển trước sức tiến công của quần chúng cách mạng. Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện. 

Tại Hóc Môn, người dân 18 thôn vườn trầu với gậy gộc, giáo mác đã nhất tề đứng lên đánh vào Dinh Quận, sào huyệt của thực dân Pháp và tay sai.

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại vì điều kiện chưa chín muồi. Thực dân Pháp đã dựng trường bắn ngay tại Ngã Ba Giồng và những người con ưu tú của dân tộc, như: Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Phan Ðăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai... cùng gần 1.000 đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh.

 

Địa danh 18 thôn vườn trầu được chọn làm hậu cứ cách mạng khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (năm 1930). Nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng như Nguyễn Văn Cừ, Phan Ðăng Lưu, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Quốc Việt, Lê Duẩn... từng sống và hoạt động ở đây. Tháng 3/1937, địa danh 18 thôn vườn trầu được Trung ương Ðảng chọn để tổ chức Hội nghị mở rộng nhằm kiểm điểm tình hình, bàn biện pháp cụ thể để đẩy mạnh phong trào cách mạng.

Tháng 3/1938, Trung ương Ðảng họp Hội nghị toàn thể kiểm điểm ưu khuyết điểm về các mặt công tác: Xây dựng Ðảng, tổ chức quần chúng, xây dựng mặt trận và đề ra những chủ trương cụ thể nhằm phát huy thắng lợi đã giành được. Từ ngày 6 - 8/11/1939, Hội nghị Trung ương Ðảng lần thứ 6 khai mạc tại 18 thôn vườn trầu... Và, tại đây Xứ ủy và Ủy ban Kháng chiến Nam bộ chọn làm điểm khởi đầu cho cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.

TP Hồ Chí Minh tổ chức đối thoại hữu nghị lần thứ nhất năm 2022

TP Hồ Chí Minh tổ chức đối thoại hữu nghị lần thứ nhất năm 2022

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ