Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày hội nhớ về nguồn cội của người dân Cà Mau

Kinhtedothi – Gần 200 năm nay dù trong giai đoạn lịch sử nào, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương luôn là ngày hội của người dân Cà Mau tự hào nhớ về cội nguồn dân tộc.

Ngày lễ giỗ các Vua Hùng tại Đền thờ Vua Hùng ở xã Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau bao giờ cũng diễn ra trong không khí tôn nghiêm, trang trọng nhất.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt thỉnh 3 hồi trống tại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền Hùng  ở huyện Thới Bình Cà Mau sáng 18/4. (Hoàng Nam)

Hào khí nơi mảnh đất tận cùng của Tổ Quốc

Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - Huỳnh Quốc Việt cho rằng, trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước đầy khó khăn, thử thách, gian khổ và hy sinh, dân tộc ta đã lập nên nhiều kỳ tích vẻ vang, hun đúc nên truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường. Tự hào là “con Lạc - cháu Hồng” và thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tỉnh Cà Mau luôn đoàn kết một lòng, kề vai sát cánh với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, ra sức phát huy tiềm năng, lợi thế và tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Lễ vật truyền thống được làm từ đặc sản của địa phương Cà Mau đang được dâng lên (Hoàng Nam).

“Trước anh linh các Vua Hùng, chúng con xin nguyện: Tiếp nối truyền thống Tiên Rồng, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường; ra sức rèn đức, luyện tài, cùng nhau đoàn kết vượt qua mọi khó khăn. Phát huy trí tuệ, sức mạnh tổng hợp, tập trung chỉ đạo với tinh thần quyết liệt hơn, đổi mới sáng tạo hơn, xây dựng đô thị và nông thôn Cà Mau ngày càng văn minh, hiện đại” – ông Huỳnh Quốc Việt nhấn mạnh.

Không khí trang nghiêm thành kính xuyên suốt buổi lễ (Hoàng Nam).

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, thay mặt Nhân dân và các bô lão trong vùng, ông Nguyễn Văn Quẩn - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phú kiêm Trưởng Ban quản lý Đền thờ Vua Hùng đọc chúc văn tri ân và kính cáo anh linh các Vua Hùng: “Chúng con nay nhớ lại tổ tông, năm mươi tư dân tộc, tìm về cội rễ! Trăm con một bọc, yêu thương nhau như ruột thịt chan hòa….”

Dấu ấn tiền nhân

Gần 200 năm trước, Đền thờ Vua Hùng đã được tạo lập theo chân những người Việt mở đất đầu tiên nơi đây, sau đó hương khói truyền đời tại vùng Thới Bình, phía Bắc Cà Mau. Được xem là Đền thờ Vua Hùng lâu đời và xa nhất ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Từ đó đến nay, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương luôn được các thế hệ cư dân nơi đây gìn giữ, tổ chức với tấm lòng thành kính thiêng liêng chưa hề gián đoạn. Năm 2011, Đền thờ Vua Hùng tại Cà Mau được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh. Năm 2022, đúng dịp Lễ Giỗ Tổ, công trình trùng tu, tôn tạo Đền thờ Vua Hùng Cà Mau đã được khánh thành với cơ ngơi khang trang, không gian tôn kính.

Hoạt cảnh về Vua Hùng tại lễ hội (Hoàng Nam)

Năm nay, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những sự kiện quan trọng trong Chương trình “Cà Mau điểm đến 2024”. Theo truyền thống, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được thực hiện các nghi thức trang trọng như thỉnh hương từ Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đất Mũi về Đền thờ Vua Hùng; cháu con dâng hương, dâng lễ vật, chúc văn, trống thỉnh.

Đặc biệt, Đảng bộ, dân và quân đất Tổ Phú Thọ cũng tiến dâng lễ vật về Đền thờ Vua Hùng tại Cà Mau. Theo Ban Quản lý Đền thờ Vua Hùng, lượng quan khách về dự Giỗ Tổ đông hơn mọi năm, có hơn 2.000 lượt người từ khắp nơi về tri ân, tưởng nhớ. Phần hội của Lễ Giỗ Tổ cũng được huyện Thới Bình tổ chức với không khí rộn rã, phong phú gắn với các hoạt động văn hoá, văn nghệ, trò chơi dân gian, trưng bày sản phẩm OCOP địa phương. Công tác tiếp đón quan khách khắp nơi về dự ngày Giỗ Tổ cũng được chuẩn bị chu đáo, thể hiện tấm lòng hiếu khách và nét đẹp về tính cách hào sảng, chân tình của người dân địa phương.

Nghi thức phần lễ được diễn ra trong không khí trang nghiêm (Hoàng Nam)

 “Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng của người dân nơi đây đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người dân nhằm thể hiện lòng biết ơn của thế hệ con cháu với công đức của tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nơi đây mãi là địa chỉ để  giáo dục truyền thống yêu nước, tình đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau của dân tộc ta cho các thế hệ con cháu mai sau” - ông Nguyễn Văn Quẩn cho biết thêm.

Tuổi 25 Cà Mau mặc thêm áo mới

Tuổi 25 Cà Mau mặc thêm áo mới

Nhiều sắc màu trong sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2024”

Nhiều sắc màu trong sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2024”

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

04/02/2025 | 10:13

Kinhtedothi - Ngày 3/2 (mùng 6 tháng Giêng) lễ hội Chạy cày đã diễn ra tưng bừng tại làng Đan Trì, xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là lễ hội cổ xưa mang ước vọng cho quê hương đất nước thanh bình, no ấm, người dân an cư, lạc nghiệp.

Độc đáo phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

Độc đáo phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

30/01/2025 | 06:07

Ông Đinh Công Su, thôn Đồng Vỡ, xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội cho biết, người Mường có tiếng nói, không có chữ viết nên mỗi dịp Tết Nguyên đán là dịp người Mường truyền lại văn hóa cho các thế hệ mai sau.

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ