Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lễ hội Đền Cửa Ông và câu chuyện phòng chống dịch thời Covid – 19

Kinhtedothi - Bắt đầu từ hôm nay (13/3) Lễ hội Đền Cửa Ông tại TP Cẩm Phả, Quảng Ninh chính thức được diễn ra. Đây cũng là niềm mong đợi của người dân đất mỏ khi du lịch tâm linh tại Quảng Ninh chính thức được đón tiếp du khách ngoại tỉnh.

Du lịch là thế mạnh của người dân tỉnh Quảng Ninh, sau những ngày tháng phòng chống dịch Covid – 19 vừa qua thì mọi hoạt động dường như đã bị đóng băng bởi đại dịch trong đó có du lịch tâm linh. Đền Cửa Ông cũng nằm trong diện buộc phải đóng cửa để đảm bảo an toàn cho du khách.
 
Nhưng từ ngày 2/3, ngay sau khi UBND tỉnh Quảng Ninh cho phép được mở cửa trở lại, Đền Cửa Ông đón khách trở lại trong niềm vui, sự hào hứng.

Ông Nguyễn Duy Thanh – Phó Ban quản lý di tích quốc gia đặc biệt Đền Cửa Ông cho biết; bắt đầu từ ngày hôm nay tại Đền Thượng – Khu di tích tổ chức lễ trình xin mở hội gồm; khởi chinh cổ, nhạc công hành lễ, thương hương dâng lễ xin mở hội; (Ngày mùng 2/2 âm lịch) tại đền Thượng và đền Mẫu tổ chức gióng trống khai hội, thượng hương dâng lễ mở hội, dâng hương tưởng niệm Đức Ông, lễ tế Đức Ông Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng và các nhân thần tại đền Thượng sau đó là lễ tế Thánh Mẫu tại đền Mẫu.
 
Ngay sau khi UBND tỉnh Quảng Ninh có văn bản cho phép du khách ngoại tỉnh được đến Quảng Ninh từ ngày 12/3 chắc chắn Đền Cửa Ông là điểm du lịch tâm linh không thể thiếu cho mọi du khách xa gần.

Ông Thanh cho rằng dù được phép hoạt động trở lại nhưng ở Đền Cửa Ông vẫn không quên nhiệm vụ “ chống dịch như chống giặc”. Ở Đền hiện tại đã cho lắp đặt hơn 100 biển báo, trang bị dung dịch sát khuẩn ở khắp nơi để mọi người có thể dễ nhận thấy cùng có ý thức phòng chống dịch. Một công việc không thể thiếu chính là. Ban Quản lý Đền đã bố trí 6 bàn tiếp đón, du khách đến Đền buộc phải thực hiện khai báo y tế, đo nhiệt độ và đeo khẩu trang. Tại mỗi điểm thắp hương trong Đền đều cho kẻ vạch để người đứng thắp hương giữ khoảng cách.
 
Như vậy song hành cùng với việc đón du khách đến chiêm bái cửa Đền, Ban Quản lý khu di tích đã không một phút giây nào lơi là trong công tác phòng dịch.

Đến với khu di tích tâm linh Đền Cửa Ông du khách còn được chiêm ngưỡng hàng trăm cây hoa Anh đào đang độ khoe sắc. Nhiều thiếu nữ mặc áo dài cũng đã đến đây để kịp chụp ảnh lưu niệm cùng với các cây hoa Anh đào.

Tương truyền Cửa Ông là bến thuyền cổ mang tên Cửa Suốt, vị trí trọng yếu nối châu thổ sông Hồng với biên viễn Đông Bắc bằng cả đường thủy lẫn đường bộ. Khu di tích này có lịch sử trên 800 năm được xây dựng tại vị trí đắc địa về mặt phong thủy và nổi tiếng linh thiêng. Xưa kia các triều đại phong kiến nước ta luôn chú trong việc lập đồn trấn ải nên nơi đây còn có di tích chùa Cửa Ông gắn với quá trình tu hành và phát triển Thiền phái Trúc Lâm cả Tuệ Trung Thượng Sỹ Trần Tung, có Lăng và đền Hưng Nhượng Vương thờ Trần Quốc Tảng – vị tướng đời Trần có công lao đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông (thế kỷ XIII), người gắn bó cả đời mình với vùng đất phía Đông Bắc nước Đại Việt, đền còn phối thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và nhiều vị tướng lĩnh nhà Trần khác. Trong khu vực di tích còn có Miếu Hoàng Tiết chế thờ Hoàng Cần - một anh hùng người địa phương có nhiều công lao chống phá giặc cướp, được triều đại phong "Khâm Sai Đông Đạo Tiết chế" và Đền Mẫu Cửa Ông thờ các Thánh Mẫu theo truyền thống Đạo Mẫu của dân gian. Bài học xác lập chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải và giữ nước đến ngày nay vẫn còn nguyên giá ttrị. Hàng năm Lễ hội Đền Cửa Ông được tổ chức vào ngày 3 tháng 2 âm lịch.
 
Việc thờ tự các nhân thần mà sinh thời đã từng sống cùng với nhân dân và lập nên các chiến công hiển hách là một nét đặc trưng trong tâm linh của người Việt. Với niềm tin đó, đền Cửa Ông được nhân dân nương nhờ để giải quyết các vấn đề tâm linh.

Lễ hội đền Cửa Ông, một sản phẩm văn hóa phi vật thể đặc sắc mang đậm bản sắc quê hương và truyền thống lâu đời của người Việt. Đền mở hội với nhiều hoạt động văn hóa phong phú, hấp dẫn. Đền cửa Ông là nơi để nhắc nhở thế hệ sau nhớ ơ hậu thế noi gương các đức tính cao quý của tiền nhân. Với vị trí đặc biệt và những trang sử oai hùng, đền Cửa Ông là điểm nhấn về tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ