Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lễ khai bút và khai mạc Hội sách tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An

Sáng 23/2 (tức mùng 8 tháng Giêng năm Mậu Tuất 2018), tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An (phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương), Ủy ban Nhân dân thị xã Chí Linh cùng Sở Thông tin và Truyền thông Hải Dương phối hợp tổ chức Lễ khai bút và khai mạc Hội sách Xuân Mậu Tuất 2018.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, các trường đại học tại Hà Nội, Hội khuyến học và các trường Trung học phổ thông Chu Văn An nhiều tỉnh tại miền Bắc, đại diện lãnh đạo và giáo viên, học sinh huyện Thanh Trì (Hà Nội) - quê hương thầy giáo Chu Văn An cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương đã về dự lễ.
Tại buổi lễ, các đại biểu cùng ôn lại cuộc đời và sự nghiệp thầy giáo Chu Văn An cũng như ý nghĩa của phong tục khai bút đầu Xuân.
Nghệ nhân thư pháp khai 4 chữ Nho: Quốc, Phú, Dân, Cường thể hiện niềm tin vào sự lớn mạnh, hưng thịnh của quốc gia, dân tộc. (Ảnh: Mạnh Minh/TTXVN)
Thầy Chu Văn An sinh năm 1292, tên thật là Chu Văn, quê ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học. Ông là người có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Đến đời vua Trần Dụ Tông, triều chính thối nát, gian thần nổi lên khắp nơi, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian thần nhưng vua không chấp thuận nên ông từ quan về núi Phượng Hoàng ở ẩn, lấy hiệu là Tiều Ẩn. Thầy dạy học, viết sách ở đây cho tới khi qua đời vào năm 1370, thọ 79 tuổi.
Tương truyền, khi về núi Phượng Hoàng ở ẩn, mỗi khi học trò về thăm, qua trò chuyện, hỏi han từng người, thầy Chu Văn An thường tự tay viết tặng mỗi trò một chữ để khích lệ trò phấn đấu. Người được thầy cho chữ mang chữ về trang trọng treo trong nhà để chiêm nghiệm.
Điều đặc biệt là nơi thầy Chu Văn An ở có khu giếng son, đáy giếng có lớp bùn màu đỏ tươi. Thầy thường dùng bùn này để viết chữ.
Nét đẹp khai bút đầu Xuân, được phục dựng tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An nhiều năm nay, đã trở thành hoạt động giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo cho các thế hệ người Việt cũng như tri ân các bậc tiền nhân.
Mực viết khai bút được chọn dùng mực son giống màu mực mà thầy Chu Văn An năm xưa thường viết. Đền thờ Chu Văn An cũng trở thành địa chỉ giáo dục truyền thống hiếu học nổi tiếng trong cả nước và đặc biệt thu hút nhiều du khách mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất, mỗi ngày có khoảng 1 vạn lượt khách tới thăm, dâng hương tại đền. Về với Đền thờ thầy giáo Chu Văn An, du khách thường xin chữ với mong muốn một năm học hành tấn tới, sự nghiệp như ý.
Sau nghi lễ dâng hương thầy giáo Chu Văn An và diễn văn khai bút, lễ khai bút bắt đầu với nghệ nhân thư pháp khai 4 chữ Nho: Quốc, Phú, Dân, Cường thể hiện niềm tin vào sự lớn mạnh, hưng thịnh của quốc gia, dân tộc. Tiếp sau phần khai bút chữ Nho, đại diện đại biểu Trung ương, tỉnh Hải Dương và thị xã Chí Linh lên khai bút chữ quốc ngữ với 9 chữ: Đức, Tâm, Tài, Trí, Quang, Minh, Thành, Đạt, Vinh.
Cùng với Lễ khai bút đầu Xuân, Hội sách Xuân Mậu Tuất diễn ra ngay trong dịp đầu năm mới nhằm hưởng ứng Ngày sách Việt Nam đồng thời tôn vinh giá trị tri thức, tôn vinh giá trị của sách và góp phần phát triển văn hóa đọc, phát triển xã hội học tập. Hội sách diễn ra đến hết ngày 16 tháng Giêng.
Cũng dịp này, Hội Khuyến học thị xã Chí Linh trao tặng học bổng và quà cho 21 học sinh có kết quả thi đại học cao nhất trong năm học 2017-2018; một số doanh nghiệp tỉnh Hải Dương cũng trao tặng khoảng 100 triệu đồng ủng hộ Quỹ khuyến học thị xã Chí Linh.
Sở Thông tin và Truyền thông Hải Dương cùng các đơn vị tham gia Hội sách Xuân Mậu Tuất trao tặng tủ sách cho Trường Tiểu học xã Hoàng Hoa Thám (thị xã Chí Linh) nhằm khuyến khích phong trào xây dựng tủ sách trường học./.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ