Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lễ rước kiệu Ngọc Lộ: Nghi lễ mở đầu Lễ hội Khai ấn đền Trần 2024

Kinhtedothi – Sáng 20/2 (ngày 11 tháng Giêng), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đặc biệt đền Trần - Chùa Tháp (Nam Định) diễn ra Lễ rước kiệu Ngọc Lộ. Đây là nghi lễ mở đầu cho Lễ hội Khai ấn đền Trần 2024.

Tái hiện nhiều nghi lễ truyền thống

Lễ rước kiệu Ngọc Lộ là một trong những nghi lễ quan trọng trong Lễ hội Khai ấn đền Trần. Ngoài ý nghĩa tâm linh là rước Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông về bái tổ tiên triều và dự nghi lễ thờ thủy tổ dòng họ, nghi lễ này còn mang ý nghĩa tri ân công đức các bậc tiên tổ, dung hòa các tôn giáo, tín ngưỡng và giáo dục truyền thống cho thế hệ con cháu.

Nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ có khoảng 200 người. Ảnh: Minh An

Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị sáng 20/2, nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ có khoảng 200 người, đi đầu là đoàn cờ ngũ sắc, nghi trượng, dàn bát âm, tiếp đến là kiệu sứ giả và cuối cùng là các phật tử tụng kinh. Đoàn rước kiệu Ngọc Lộ xuất phát từ đền Trần tới Chùa Phổ Minh (Chùa Tháp) tổ chức các nghi lễ tại đây, sau khi rước chân nhang, đoàn rước quay trở về đền Trần và tiếp tục thực hiện nghi lễ tại Đền Thiên Trường.

Ngoài nghi lễ trên, từ năm 2014 đến nay, tại Lễ hội Khai ấn đền Trần đã khôi phục nghi lễ “rước Nước, tế Cá” vào ngày 12 tháng Giêng. Đây là một lễ nghi quan trọng, truyền thống được thực hiện từ xa xưa tại đền Trần nhằm tri ân nguồn cội sông nước chài lưới của nhà Trần, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Theo ông Trần Huy Chiến, tổ trưởng tổ từ đền Trần: Sau một thời gian bị mai một, lễ “rước Nước, tế Cá” được phục dựng từ năm 2014 với các nghi thức trang trọng, ý nghĩa được dựa trên việc nghiên cứu các thư tịch cổ, tìm hiểu trong dân gian và qua những ý kiến đóng góp của các bô lão địa phương về những nghi lễ có trong lễ hội Khai ấn đền Trần trước đây.

Theo đó, vào ngày 12 tháng Giêng, trong nghi lễ “rước Nước, tế Cá” diễn ra các nghi thức dâng sớ, thỉnh chân nhang đức Thánh Trần tại Đền Cố Trạch; sau đó tổ chức rước kiệu ra giếng Rồng, tiến hành nghi thức lấy Nước.

Đoàn rước hàng trăm người gồm: kiệu rước Nước, kiệu rước Cá, đội đánh bắt cá với các vật dụng vó, giậm, nơm… sau khi lấy được nước, tổ chức đánh bắt hai loại cá “Triều đẩu” (cá quả) và “Long ngư” (cá chép) tại ao thả cá cạnh giếng Rồng. Cá được đựng trong những chiếc thúng sơn đỏ để chuyển lên kiệu Rồng rước trở về Đền Thiên Trường, thực hiện nghi lễ dâng Nước và tế Cá. Tế lễ xong, cá được đưa đi phóng sinh ở sông Hồng, tại khu vực phà Hữu Bị, xã Mỹ Trung (Mỹ Lộc).

Đảm bảo Lễ khai ấn an toàn, văn minh

Lễ Khai ấn đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024 tổ chức đêm 14, rạng sáng 15 tháng Giêng - vào dịp cuối tuần nên dự báo lưu lượng du khách về tham dự sẽ cao.

2.500 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ, bảo vệ tổ dân phố, quản lý trật tự đô thị, thanh tra giao thông sẽ đảm bảo công tác an ninh trong đêm Khai ấn. Ảnh: Minh An

Để Lễ hội Khai ấn đền Trần năm nay đảm bảo an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, vui tươi theo kế hoạch đề ra, công an phường Lộc Vượng (Nam Định) phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ huy động hơn 2.500 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ, bảo vệ tổ dân phố, quản lý trật tự đô thị, thanh tra giao thông đảm bảo công tác an ninh trong đêm Khai ấn, an toàn cho người dân và du khách trong thời gian diễn ra lễ hội.

Các lực lượng sẽ tập trung ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi, hiện tượng phản cảm, không đảm bảo nếp sống văn minh lễ hội như đổi tiền lẻ, thu phí dịch vụ trông giữ phương tiện không đúng quy định; tăng cường kiểm soát khu vực nội tự, yêu cầu người dân sau khi vào đền lễ thì rời khỏi khu vực nội tự đền Trần trong đêm Khai ấn để đảm bảo việc tổ chức nghi lễ Khai ấn trang nghiêm, an toàn. 

Mặt khác, không gian tổ chức Lễ hội Khai ấn đền Trần năm nay được mở rộng. Chính quyền thành phố đã có phương án di chuyển toàn bộ các ki-ốt trưng bày, triển lãm, dịch vụ sang sân Quảng trường Đông A khu trung tâm lễ hội Trần, làm thông thoáng khu vực khuôn viên đền Trần.

Nét mới của Lễ hội Khai ấn đền Trần năm nay, tại khu vực sân quảng trường Đông A, Ban tổ chức lễ hội dự kiến sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao sôi nổi, hấp dẫn phục vụ du khách về dự lễ như: Chương trình “Mùa Xuân thượng võ”, triển lãm “Hành cung Thiên trường - Dấu ấn vàng son”, triển lãm “Ảnh đẹp du lịch Nam Định”...

 

Ngày 20/2 (tức ngày 11 tháng Giêng) tổ chức Lễ rước kiệu Ngọc Lộ. Ngày 21/2 (tức ngày 12 tháng Giêng) tổ chức Lễ "rước Nước, tế Cá". Ngày 23/2 (tức ngày 14 tháng Giêng): trong khoảng từ 22 giờ 15 phút đến 22 giờ 40 phút thực hiện nghi lễ dâng hương; trong khoảng từ 22 giờ 40 phút đến 23 giờ 10 phút tổ chức nghi lễ rước Kiệu ấn; trong khoảng từ 23 giờ 15 phút thực hiện nghi lễ Khai ấn.

Ngày 24/2 (tức ngày 15 tháng Giêng): từ 2 giờ 00 phút thực hiện nghi lễ hồi Kiệu ấn; từ 5 giờ 00 tổ chức phát ấn cho người dân và du khách ở 4 địa điểm gồm nhà Giải Vũ tại Cung Thiên Trường, Đền Cố Trạch và nhà trưng bày tại Cung Trùng Hoa.

Ngày 25/2 (tức ngày 16 tháng Giêng) tổ chức tế, lễ Tết Thượng nguyên tại Đền Cố Trạch và làm lễ dâng Chúc văn hoàn cung.

Ý nghĩa và cách treo ấn đền Trần mà không phải ai cũng biết

Ý nghĩa và cách treo ấn đền Trần mà không phải ai cũng biết

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

04/02/2025 | 10:13

Kinhtedothi - Ngày 3/2 (mùng 6 tháng Giêng) lễ hội Chạy cày đã diễn ra tưng bừng tại làng Đan Trì, xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là lễ hội cổ xưa mang ước vọng cho quê hương đất nước thanh bình, no ấm, người dân an cư, lạc nghiệp.

Độc đáo phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

Độc đáo phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

30/01/2025 | 06:07

Ông Đinh Công Su, thôn Đồng Vỡ, xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội cho biết, người Mường có tiếng nói, không có chữ viết nên mỗi dịp Tết Nguyên đán là dịp người Mường truyền lại văn hóa cho các thế hệ mai sau.

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ