Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lịch sử tỉnh Bắc Ninh qua di sản tư liệu thế giới

Kinhtedothi – Chào mừng Hội thảo Văn hoá 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hoá”, sáng 17/12, UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức triển lãm “Lịch sử Bắc Ninh qua di sản tư liệu thế giới”.

Triển lãm giới thiệu 100 tư liệu, hình ảnh tiêu biểu, độc đáo chia thành 10 chủ đề. 

Các đại biệu tham quan triển lãm ''Lịch sử tỉnh Bắc Ninh qua di sản tư liệu thế giới''

Chủ đề 1: Bắc Ninh – cái nôi của người Việt cổ, nơi Thuỷ tổ dân tộc khai sơn sáng thuỷ lập nước.

Chủ đề 2: Bắc Ninh quê hương phát tích của vương triều Lý.

Chủ đề 3: Bắc Ninh cái nôi của Nho học và Khoa bảng

Chủ đề 4: Bắc Ninh cái nôi của Phật giáo và xứ sở của đình, chùa, lễ hội

Chủ đề 5: Dân ca Quan họ Bắc Ninh – Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại

Chủ đề 6: Bắc Ninh cái nôi của văn hoá dân gian

Chủ đề 7: Văn hoá ẩm thực Bắc Ninh

Chủ đề 8: Bắc Ninh vùng đất của những làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng

Chủ đề 9: Bắc ninh vùng đất truyền thống thượng võ

Chủ đề 10: Bắc Ninh quê hương giàu truyền thống yêu nước cách mạng.

Mộc bản sách ''Hải thượng y tông tâm lĩnh'' thời Nguyễn 1885.

Theo BTC, Bắc Ninh là tỉnh thuộc trung tâm châu thổ Bắc Bộ, phên dậu phía Bắc của kinh thành Thăng Long - Hà Nội, được sử sách và dân gian ca ngợi là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hiến, yêu nước, cách mạng. Hàng ngàn năm lịch sử của Bắc Ninh đã được hội tụ và phản ánh ở kho tàng di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) to lớn, phong phú mà các thế hệ cộng đồng dân cư nơi đây tạo dựng, vun đắp, gìn giữ và phát huy, trở thành nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của quê hương, đất nước.

Phiên bản thu nhỏ bộ tượng tham thể phật thể phật thời Lê Trung Hưng, thể kỷ XVII, chùa Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành.

Đến với Bắc Ninh - Kinh Bắc là đến với vùng đất Thủy tổ dân tộc (Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và  Âu Cơ) đã có công khai sơn sáng thủy lập nước, để lại dấu ấn là khu lăng mộ và đền thờ, cùng thần phả, sắc phong, bia đá, tập tục thờ phụng các bậc Thủy tổ dân tộc Việt Nam tại thôn Á Lữ (Đại Đồng Thành - Thuận Thành).

Ngay từ đầu Công nguyên, Nho giáo và Phật giáo đã trực tiếp du nhập vào Bắc Ninh để nơi đây trở thành “cái nôi” của Nho giáo, Phật giáo. Ngót nghìn năm Nho giáo khoa bảng, vùng đất này nức tiếng với gần 700 vị đỗ đại khoa (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Tiến sĩ) và hàng ngàn cử nhân, tú tài.

Tranh dân gian Đông Hồ - Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Bắc Ninh là cái nôi của Phật giáo Việt Nam, nơi có hệ thống chùa Tứ Pháp cổ nhất nước ta. Bắc Ninh được ca ngợi là “xứ sở của đình chùa và lễ hội bởi những Đại danh lam cổ tự đẹp lộng lẫy (chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa Bút Tháp), có những kiệt tác nghệ thuật tượng Phật huyền bí, linh thiêng (tượng Tứ Pháp, tượng A di đà, tượng Quan âm thiên thủ thiên nhãn); những ngôi đình quy mô to lớn với những lớp mái đao cong vút, những bức chạm khắc đẹp huyền thoại (đình Đình Bảng, đình Diềm, đình Đồng Kỵ). Bắc Ninh tự hào là quê hương phát tích của vương triều Lý với các bậc vua anh minh (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông...) có công khai lập nền văn minh Đại Việt làm nền móng cho muôn đời sau.

Bắc Ninh còn nổi tiếng là đất của làng nghề thủ công truyền thống với các nghệ nhân tài hoa năng động (tranh dân gian Đông Hồ, gốm Phù Lãng, đồng Đại Bái, mộc Phù Khê, Đồng Kỵ). Bắc Ninh còn là cái nôi của văn hóa dân gian (quan họ, ca trù, tuồng, chèo, múa rối nước, trống quân). Đặc biệt, dân ca Quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đến với Bắc Ninh còn là đến vùng đất có truyền thống thượng võ, yêu nước, cách mạng, quê hương của những lãnh tụ kiệt xuất của Đảng, Nhà nước (Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo).

Bàn thảo các giải pháp khơi thông các nguồn lực cho phát triển văn hoá

Bàn thảo các giải pháp khơi thông các nguồn lực cho phát triển văn hoá

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ