Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Liên kết phát triển du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Kinhtedothi - Các địa phương cần quan tâm khai thác sản phẩm liên kết đặc thù cấp vùng, đảm bảo mỗi địa phương có một sản phẩm du lịch mang bản sắc riêng làm điểm nhấn trong tổng thể thương hiệu du lịch vùng.

Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Đoàn Văn Việt tại hội nghị sơ kết Diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với chủ đề “Dòng chảy tinh hoa” được tổ chức tại Quảng Ngãi vào sáng 8/8.

Nỗ lực vượt khó

Tháng 11/2020, lãnh đạo UBND 7 tỉnh/thành phố trong nhóm liên kết đã ký kết thỏa thuận phát triển du lịch giữa TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Qua 2 năm triển khai, mặc dù gặp muôn vàn khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, song các tỉnh, thành phố đã tích cực triển khai, trao đổi thông tin, liên kết xây dựng những định hướng mới trong phát triển du lịch tại địa phương

Năm 2021, tổng lượt khách tham quan và lưu trú du lịch trong nhóm liên kết đạt khoảng 17,7 triệu lượt khách; thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 63.000 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2022, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch ước đạt 32,9 triệu lượt khách, trong đó có gần 1 triệu lượt khách quốc tế; thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 87.900 tỷ đồng.

Hội nghị sơ kết Diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Để chuẩn bị cho hội nghị sơ kết Diễn đàn, cũng như xây dựng sản phẩm du lịch chung giới thiệu đến các đối tác tại thị trường trọng điểm TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội, chương trình du lịch liên tuyến kết nối 5 tỉnh, thành khu vực miền Trung với chủ đề “Dòng chảy tinh hoa” đã được Quảng Ngãi phối hợp thực hiện từ ngày 15 - 20/7/2022 với các sản phẩm mới, nổi bật tại mỗi địa phương.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn cam kết, Quảng Ngãi cùng các tỉnh, thành phố sẽ nỗ lực hơn nữa trong cải thiện môi trường du lịch, hướng đến du lịch xanh và phát triển bền vững, xây dựng hệ thống du lịch thông minh, đẩy mạnh tính liên kết trong việc phát triển quy hoạch, kết nối hạ tầng, chuyển từ phát triển du lịch từng địa phương sang phát triển du lịch vùng bền vững. Kỳ vọng “Dòng chảy tinh hoa” sẽ là định vị thương hiệu du lịch chung cho toàn vùng trong thời gian đến.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn

Đồng thời, mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương có định hướng, giải pháp mạnh mẽ, đột phá, để các địa phương, vùng kinh tế khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mình liên kết phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch Covid-19 và xu thế hội nhập, phát triển.

“Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, có kinh nghiệm quản lý về du lịch, có thương hiệu mạnh đầu tư cơ sở dịch vụ du lịch, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, tổ hợp giải trí có chất lượng cao, có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế tại tỉnh nhằm tạo sự đột phá về hạ tầng dịch vụ du lịch, tạo sức hút nổi trội của du lịch tỉnh, tạo cú hích để du lịch tăng trưởng nhanh, đột phá” - ông Trần Hoàng Tuấn khẳng định.

Còn nhiều dư địa để phát triển

Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu, cho rằng, các địa phương trong khối liên kết cần tiếp tục nhất quán chủ trương đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa của dân tộc; phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, văn minh, chất lượng, hiệu quả; tập trung xây dựng hệ sinh thái du lịch xanh.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu.

"Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cần chủ động hơn nữa việc đẩy mạnh mở cửa thị trường du lịch quốc tế, thông qua 2 trung tâm du lịch lớn của cả nước là TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh phù hợp với chương trình phục hồi nhanh và phát triển kinh tế - xã hội bền vững; cơ cấu lại thị trường khách du lịch để tập trung quảng bá, xúc tiến thị trường tiềm năng và làm mới các sản phẩm du lịch để phục vụ nhu cầu của du khách" - ông Hà Văn Siêu lưu ý.

Dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Đoàn Văn Việt đánh giá cao những nỗ lực và kết quả đạt được của mối liên kết phát triển du lịch giữa TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong việc triển khai thực hiện các nội dung liên kết giai đoạn 2021 - 2022.

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Đoàn Văn Việt phát biểu chỉ đạo tại
hội nghị.

Ông Đoàn Văn Việt nhận định, sau 2 năm triển khai, việc liên kết phát triển du lịch TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cho thấy vẫn còn rất nhiều dư địa để phát huy vị thế trung tâm du lịch. Đề nghị các địa phương cần quan tâm khai thác sản phẩm liên kết đặc thù cấp vùng, đảm bảo mỗi địa phương có một sản phẩm du lịch mang bản sắc riêng làm điểm nhấn trong tổng thể thương hiệu du lịch vùng.

Đặc biệt, tập trung phát triển thị trường và quảng bá, xúc tiến du lịch truyền tải thông điệp “Live fully in Vietnam- Sống trọn vẹn tại Việt Nam” đối với thị trường quốc tế, và “Du lịch an toàn - Trải nghiệm trọn vẹn” đối với thị trường nội địa; chú trọng thu hút đầu tư, hợp tác công-tư, nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật, tăng cường nhân lực du lịch, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động du lịch và nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến.

Để nắm bắt được thời cơ, bứt phá và gia tăng lợi thế cạnh tranh trong khu vực cũng như trên thế giới, ngành du lịch rất cần sự ủng hộ, phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính quyền, các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp cũng như toàn thể người dân. Thứ trưởng mong muốn liên kết phát triển du lịch giữa TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung triển khai hiệu quả, phát huy vai trò quan trọng trong phát triển khu vực và tạo hiệu ứng lan tỏa tới các địa phương khác trên cả nước.

Các đơn vị ký kết hợp tác, khai thác sản phẩm du lịch.

Dịp này, đại diện Hiệp hội Du lịch các tỉnh/thành phố tiến hành ký kết hợp tác, khai thác sản phẩm du lịch kích cầu. Ban tổ chức hội nghị trao kỷ niệm chương đăng cai tổ chức tổng kết Diễn đàn giai đoạn 2021 - 2025 cho tỉnh Bình Định.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ