Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Liên kết vùng lỏng lẻo, khó kết nối cung cầu hàng Việt

Kinhtedothi- Được tiếp cận, đưa sản phẩm lên kệ các hệ thống phân phối hiện đại luôn là đích đến của các doanh nghiệp, hợp tác xã. Để làm được điều này, đòi hỏi phải đẩy mạnh việc liên kết vùng, tạo mối kết nối giữa vùng sản xuất và thị trường tiêu thụ hàng Việt.

Lực đẩy tiêu thụ sản phẩm

Thời gian qua, thông qua các hội nghị kết nối giao thương giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố, hàng trăm biên bản ghi nhớ hợp tác cung ứng hàng hóa với trị giá hàng nghìn tỷ đồng đã được ký kết. Chỉ tính riêng trong năm 2022, các chuỗi sản xuất của 43 tỉnh, thành phố đã cung cấp về Hà Nội 162.500 tấn rau; 53.557 tấn trái cây, 60.429 tấn thịt; trên 130 triệu quả trứng, 7.597 tấn thủy sản, 19.500 tấn thực phẩm chế biến, 49.129 tấn lương thực. 

Người tiêu dùng Hà Nội hỗ trợ tỉnh Vĩnh Long tiêu thụ sản phẩm cam sành tại siêu thị Big C Thăng Long. Ảnh: Hoài Nam

Thông tin của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, năm 2022, tỉnh Hòa Bình đã đưa về Hà Nội tiêu thụ trên 1.600 tấn cá sông Đà, 18.000 tấn trái cây; tỉnh Sơn La cung ứng trên 19.000 tấn rau, củ quả. Công ty WinEco Tam Đảo (Vĩnh Phúc), cung cấp cho hệ thống siêu thị tại Hà Nội trên 2.000 tấn rau, củ; Công ty Masan chi nhánh Hà Nam cung cấp cho các siêu thị tại Hà Nội trên 1.000 tấn thịt lợn. Công ty Mavin cung cấp trên 700 tấn xúc xích cho các siêu thị Hà Nội; Tỉnh Lâm Đồng cung cấp từ 7-10% sản lượng rau cho Hà Nội với trên 66.000 tấn; tỉnh Đăk Lắk cung cấp trên 3.000 tấn trái cây…

Người tiêu dùng tiếp cận đặc sản vùng miền tại AEON Long Biên. Ảnh: Hoài Nam

Theo đại diện tập đoàn Central Retail, thông qua hoạt động kết nối giao thương liên kết giữa các vùng, hệ thống siêu thị Big C đã ký kết nhiều thỏa thuận tiêu thụ sản phẩm nông sản và các mặt hàng thuộc nhóm tiêu dùng dùng nhanh. Qua đó hộ trợ doanh nghiệp các tỉnh Hà Nam, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Nghệ An tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống siêu thị.

Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất chế biến và Thương mại Hà Trung (tỉnh Phú Yên) Nguyễn Thị Hà cho biết, thông qua hoạt động kết nối cung - cầu, kết nối vùng đã tạo cơ hội để doanh nghiệp đưa các sản vật vùng miền đến các nhà cung cấp, hệ thống bán lẻ tiêu thụ.

Người tiêu dùng mua nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP tại điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP quận Hoàng Mai. Ảnh: Hoài Nam

Còn Phó Tổng Giám đốc khối văn phòng của AEON Việt Nam Tanaka Kosei cho hay, khi có sự liên kết giữa các nhà cung cấp nhỏ lẻ trong vùng và sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý sẽ giúp khâu logistics được hiệu quả hơn. Đối với các nhà cung cấp địa phương, AEON hy vọng sẽ xây dựng những tổng kho tại các vùng nguyên liệu để tập kết, phân loại phù hợp với từng loại sản phẩm trước khi đưa vào siêu thị tiêu thụ.

Vẫn còn tình trạng cục bộ

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, ngành công thương đã đẩy mạnh hoạt động liên kết vùng nhất là khu vực đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, đến nay, tính liên kết vùng ở đây mới chỉ tập trung chủ yếu ở các dự án hạ tầng giao thông. Các hoạt động liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp các địa phương còn chưa được triển khai sâu rộng, dẫn tới sự hạn chế giữa vùng nguyên liệu và vùng sản xuất, tiêu thụ.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, hiện các hoạt động liên kết, hợp tác giữa các địa phương chưa được triển khai mạnh nên  chưa có cơ chế chính thức về liên kết vùng riêng. Bên cạnh đó giữa một số địa phương không gian và địa bàn hoạt động liên kết còn mang tính tự phát.

Người tiêu dùng Thủ đô hỗ trợ tỉnh Hà Giang tiêu thụ cam sành tại siêu thị Big C Thăng Long. Ảnh: Hoài Nam

Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân khiến việc liên kết vùng chưa thực sự chặt chẽ là do nhận thức về vấn đề này chưa đầy đủ, còn tư tưởng cục bộ. Điều này dẫn đến thiếu cơ chế và bộ máy thực hiện liên kết, điều phối vùng hiệu quả. Ngoài ra địa phương chưa có chính sách đủ mạnh để huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước tham gia đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, vẫn còn tình trạng các địa phương mạnh ai nấy làm.

Để giải bài toán này  Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Lê Việt Nga cho rằng, để tăng cường sự liên kết vùng, cần phải tập trung thu hút phát triển mạng lưới logicstic, các chợ đầu mối, các trung tâm trung chuyển và kho vận hiện đại gắn với các cảng biển, cảng hàng không và các cửa khẩu tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... Đồng thời cần đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, hình thành các sàn giao dịch hàng hóa và các khu vực hội chợ, triển lãm quy mô lớn...

Người tiêu dùng tiếp cận đặc sản vùng miền tại AEON Long Biên. Ảnh: Hoài Nam

Dưới góc độ là cơ quan quản lý nhà nước TP Hà Nội- một trong những thị trường rộng lớn khu vực phía Bắc, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan đề xuất: Thời gian tới các địa phương cần  xây dựng cơ chế, thu hút đầu tư; thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp xây dựng và sử dụng logistics, đẩy mạnh kết nối giao thương giữa doanh nghiệp sản xuất với bán lẻ. Đồng thời tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ với các tỉnh trong vùng nhất là các tỉnh có khu vực giáp ranh với Hà Nội để không phát triển quá nhiều, chồng chéo giữa các tỉnh, .

Trong khi đó, PGS TS Trần Đình Thiên cho rằng muốn phát triển kinh tế vùng, các địa phương phải tập trung tháo gỡ vướng mắc, cần có chính sách phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra tạo hệ thống giao thông kết nối giữa các tỉnh thành để tiêu thụ hàng Việt nhất là nông sản thuận lợi.

Trong bối cảnh sản xuất hàng Việt, nhất là nông sản chưa theo kịp tín hiệu thị trường, để có thể tiêu thụ chưa bền vững, việc liên kết vùng được xem là cánh cửa để lưu thông hàng hóa. Tuy nhiên, việc liên kết vùng phải thực sự có sự “chuyển mình” từ đó tạo điều kiện cho  nhà sản xuất xây dựng mối quan hệ cung-cầu đảm bảo an toàn lưu thông từ sản xuất đến tay người tiêu dùng.

 

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sơn La: phát triển bền vững cây cà phê

Sơn La: phát triển bền vững cây cà phê

11/01/2025 | 15:29

Kinhtedothi - Tỉnh Sơn La đang có trên 21.000 ha cà phê, sản lượng tăng đều qua các năm và giá trị kinh tế ngày càng cao, giúp đời sống người trồng cà phê ngày một phát triển và tạo nhiều việc làm cho lao động mùa vụ.

Khai mạc lễ hội hoa kiểng đầu tiên của tỉnh Bến Tre

Khai mạc lễ hội hoa kiểng đầu tiên của tỉnh Bến Tre

09/01/2025 | 07:41

Kinhtedothi - Tối 8/1, UBND huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) tổ chức khai mạc Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách năm 2025 với chủ đề “Sắc màu Chợ Lách”. Lễ hội diễn ra từ ngày 8-12/1/2025 với chuỗi hoạt động đặc biệt.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ