Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Long An: Xét xử các bị cáo ở "Tịnh thất Bồng lai"

Kinhtedothi - Sau 20 ngày hoãn phiên tòa sơ thẩm lần thứ nhất vì nhiều lý do, hôm nay phiên tòa xử các bị cáo tại “Tịnh thất Bồng lai” hay “Thiền am bên bờ vũ trụ” được mở trở lại.

Sáng 20/7, TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử 6 bị cáo trong vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại khoản 2 điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Bị cáo Lê Tùng Vân.  

6 bị cáo gồm: Lê Tùng Vân (SN 1932), Cao Thị Cúc (SN 1960), Lê Thanh Hoàn Nguyên (SN 1990), Lê Thanh Nhất Nguyên (SN 1991), Lê Thanh Trùng Dương (SN 1995) và Lê Thanh Nhị Nguyên (SN 1998). Tất cả 6 bị cáo đều cư ngụ tại số 191 A, ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa - Nơi được các bị cáo lập ra và xưng là “Tịnh thất Bồng Lai” hay là “Thiền am bên bờ vũ trụ”.

Vào ngày 30/6, vụ án được đưa ra xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên buộc phải hoãn vì các lý do: Tòa án gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử không đảm bảo thời gian theo quy định pháp luật; Gần ngày xét xử TAND huyện Đức Hòa mới cho luật sư tiếp cận chứng cứ dữ liệu điện tử; Các luật sư có khiếu nại về một hành vi tố tụng của tòa án nhưng chưa được giải quyết; Các luật sư có văn bản yêu cầu triệu tập bổ sung 11 người tham gia tố tụng nhưng vắng quá nhiều người…

Trong vụ án này, có 5 luật sư tham gia bào chữa cho 6 bị cáo. Bị hại là Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An; Công an huyện Đức Hòa; Ông Trần Ngọc Thảo (SN 1969), pháp danh Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ.

Tòa cũng triệu tập 8 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ngụ ở TP Hồ Chí Minh, tỉnh Long An và Đồng Nai; 18 người làm chứng, trong đó có 8 cán bộ Công an huyện Đức Hòa, 7 người dân, 3 chuyên viên là đại diện của tổ giám định tư pháp thuộc Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Long An.

Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Long An xác định, vào khoảng năm 2016, ông Lê Tùng Vân, Lê Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhị Nguyên, Lê Thanh Trùng Dương, Lê Thu Vân cùng với Lê Thanh Nhất Tuệ, Lê Thanh Kỳ Duyên, Lê Thanh Huyền Trân, Lê Thanh Huyền Trang, Vòng Kim Xuân, Vòng Kim Hoa… và một số người khác đến ở tại số 191A, ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa do bà Cao Thị Cúc làm chủ hộ.

Tại địa chỉ nêu trên, ông Lê Tùng Vân tổ chức thành cơ sở tu tại gia theo Phật giáo lấy tên “Tịnh thất Bồng lai” nhưng không được các ngành chức năng và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An công nhận, nên ông Lê Tùng Vân đổi tên thành “Thiền am bên bờ vũ trụ” để tiếp tục hoạt động.

Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.

Với vai trò là người tổ chức, quyết định, chỉ đạo điều hành mọi hoạt động, bị can Tùng Vân đã phân công vai trò nhiệm vụ cho các bị can khác và những người có liên quan. Cụ thể phân công cho bị can Nhất Nguyên, Hoàn Nguyên, Nhị Nguyên, Trùng Dương và Nhất Tuệ viết kịch bản, tập hát... và tạo số tài khoản mạng xã hội Facebook và YouTube, gồm: Youtube “5 Chú Tiểu - Thiền am bên bờ vũ trụ”, “Nhất Nguyên - Hoàn Nguyên Official” (sau này đổi thành Đạo pháp Thiền am bên bờ vũ trụ), mạng xã hội Facebook “5 Chú Tiểu - Thiền am bên bờ  ũ trụ” và “Nhị Nguyên Thiền am bên bờ vũ trụ” để đăng các video, bài viết về những hoạt động, sinh hoạt nơi đây.

Quá trình tạo ra các video clip đều thông qua ý kiến của bị can Tùng Vân từ việc lên ý tưởng, nội dung… sau khi video clip làm xong đều đưa bị can Tùng Vân xem, thống nhất đồng ý thì mới được đăng lên mạng truyền thông để cộng đồng mạng trong và ngoài nước xem, chia sẻ, bình luận… 

Bị can Cao Thị Cúc được phân công quản lý việc thu chi, sinh hoạt trong hộ. Bị can Thu Vân cùng các thành viên khác chăm sóc, dạy học cho các cháu, nấu ăn...

Cáo trạng của Viện KSND tỉnh Long An cũng xác định, từ năm 2019 - 2021, bị can Lê Tùng Vân, Cao Thị Cúc, Lê Thu Vân cùng các bị can Nhất Nguyên, Hoàn Nguyên, Nhị Nguyên, Trùng Dương, đã lợi dụng hình thức tôn giáo, thông tin sai sự thật, bịa đặt… để đăng tải 5 video clip, 1 bài viết… trên mạng xã hội Facebook và YouTube có nội dung xúc phạm Phật giáo, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của ông Thích Nhật Từ; Xuyên tạc, xúc phạm uy tín của Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Ngày 14/12/2021 và 20/12/2021, ông Trương Ngọc Toàn (pháp danh Hòa Thượng Thích Minh Thiện) đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam và trụ trì Chùa Thiên Châu, tỉnh Long An cùng với ông Trần Ngọc Thảo (pháp danh Thích Nhật Từ), Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và là trụ trì chùa Giác Ngộ tại TP Hồ Chí Minh tố cáo các bị can đã có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm, xúc phạm Phật giáo, và một số đơn tố cáo của công dân chuyển đến cơ quan chức - năng để xử lý theo quy định pháp luật.

Ngày 21/12/2021, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An thụ lý các nguồn tin để xác minh, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật. Tại cơ quan điều tra các bị can Tùng Vân, Nhất Nguyên, Hoàn Nguyên, Nhị Nguyên, Cúc vẫn chưa thành khẩn khai báo.

Tại phiên tòa sáng nay 20/7, các luật sư bào chữa cho 6 bị cáo tiếp tục đề nghị tạm ngừng phiên tòa để tiếp tục xác minh, làm rõ một số chứng cứ trong hồ sơ. Sau khi hội ý, HĐXX phiên sơ thẩm TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An quyết định không dừng phiên tòa.

Dự kiến phiên tòa sơ thẩm kéo dài nhiều ngày.  

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thu giữ gần 5.000 chai rượu ngoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thu giữ gần 5.000 chai rượu ngoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ

22/01/2025 | 09:27

Kinhtedothi - Trong thời gian qua, Cục Cảnh sát PCTP về môi trường, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng chủ động nắm bắt tình hình trên tuyến, địa bàn trọng điểm đồng thời chủ động trực tiếp đấu tranh phát hiện, triệt phá các vụ việc vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ