Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lý do khiến hóa đơn tiền điện tăng chóng mặt

Kinhtedothi - Nhiều thói quen hằng ngày có thể khiến tiền điện hàng tháng nhà bạn tăng đột biến.

Vì sao phải tiết kiệm điện năng?

Bạn cần chú ý tránh lãng phí điện năng. Nguồn ảnh: Internet 

Những ảnh hưởng tiêu cực từ việc sử dụng điện một cách lãng phí, không hiệu quả ngày càng trở nên nghiêm trọng. 

Nhiều người không biết rằng tiết kiệm điện sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực cho con người như:

Cải thiện chất lượng cuộc sống

Nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao nếu không tiết kiệm điện sẽ dẫn đến tình trạng quá tải và nhà máy điện sản xuất không đáp ứng đủ yêu cầu. Tình trạng mất điện sẽ thường xuyên xảy ra ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi người. Để tránh lãng phí điện, hãy hạn chế những thiết bị điện tiêu hao quá nhiều công suất.

Giảm thiểu chi phí sinh hoạt, bảo vệ môi trường

Sử dụng điện năng một cách hợp lý, tiết kiệm điện sẽ giúp gia đình bạn giảm thiểu số tiền phải đóng hàng tháng. Tiết kiệm điện không chỉ giảm chi phí hàng tháng đối với nhiều hộ gia đình mà còn giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, giúp ngăn chặn sự nóng lên của Trái Đất, bảo vệ môi trường.

Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

Đối với các nhà máy sản xuất thì việc tiết kiệm nguồn điện sẽ làm giảm chi phí sản xuất, nhưng vẫn đảm bảo được năng suất làm việc cũng như kịp tiến độ. Từ đó tăng năng lực cạnh tranh và tăng doanh thu, lợi nhuận.

Ảnh hưởng đến tuổi thọ của các đồ dùng điện

Khi điện năng truyền tải không đủ vì số lượng các thiết bị sử dụng điện năng quá nhiều thì dễ ảnh hưởng đến tuổi thọ của đồ dùng điện và bạn phải tốn một số tiền để mua các thiết bị mới.

Những thói quen hằng ngày khiến hóa đơn tiền điện tăng đột biến

Bật điều hòa 24/24

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Nhiều gia đình có thói quen mở máy điều hòa suốt cả ngày vì muốn phòng luôn mát. Tuy nhiên, cách này không chỉ gây lãng phí điện mà còn gây hại đến sức khỏe, bởi bạn chỉ nên ngồi trong phòng điều hoà không quá 2 giờ.

Vào mùa hè, nếu không quá nóng, bạn có thể tắt điều hòa vào ban đêm. Bởi khi ngủ, cơ thể bạn có thể chịu được nhiệt độ cao hơn khi thức. Vào mùa đông, bạn nên bật điều hòa ấm vào ban đêm - thời điểm lạnh nhất trong ngày. Điều này vừa giúp làm không gian phòng thông thoáng hơn vừa giúp tiết kiệm điện năng đáng kể

Không rút điện cục sạc pin

Đây là thói quen của đa số người dùng cục sạc pin điện thoại, cục sạc pin máy tính v.v... Người dùng không rút cục sạc ra khỏi nguồn điện mặc dù không xài vì nghĩ rằng cục sạc là thiết bị nhỏ sẽ không tiêu tốn bao nhiêu điện. Thực tế, một cục sạc khi được cắm vào ổ điện vẫn tiêu tốn điện năng cho dù không có thiết bị nào được kết nối.

Không rút phích cắm các thiết bị điện khi không sử dụng

Việc rút phích cắm các thiết bị điện khi không có nhu cầu sử dụng như ti vi, máy quạt,... là cách tiết kiệm điện năng hiệu quả, bởi bạn không sử dụng nhưng vẫn để nguyên phích cắm thì tình trạng tiêu tốn điện năng vẫn xảy ra.

Bật/tắt điều hòa liên tục

Nhiều người có thói quen ra khỏi phòng, dù chỉ trong chốc lát, là lập tức tắt máy điều hòa để tiết kiệm điện. Hoặc có trường hợp bật điều hòa thường để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì bật trở lại. Tuy nhiên, cách bật/ tắt này khiến máy lạnh phải khởi động nhiều gây tốn điện. Theo một số nghiên cứu, lượng điện tiêu thụ để khởi động và làm lạnh tới mức nhiệt yêu cầu tốn gấp 3 lần so với chỉ hoạt động để giữ mức nhiệt đó.

Ngoài ra, bật/tắt nhiều lần cũng làm giảm tuổi thọ đáng kể của điều hoà. Hơn nữa, việc liên tục thay đổi nhiệt độ phòng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là đối với người già và trẻ em.

Đặt nhiệt độ trong phòng quá thấp

Nhiều người sử dụng điều hòa có thói quen đặt nhiệt độ thấp (khoảng 16-20 độ C) với mong muốn phòng mát nhanh hay cảm giác thoải mái trong những ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, trên thực tế khi thời tiết ngoài trời lên đến 40 độ C, việc cài đặt nhiệt độ của điều hòa ở mức 16 độ C cũng không có nghĩa lý gì vì dù có hoạt động thế nào, điều hòa nhiệt độ cũng không thể làm lạnh đến mức nhiệt như vậy. Thậm chí nếu liên tục để mức nhiệt thấp như vậy, điều hòa sẽ rất dễ quá tải hoặc giảm tuổi thọ đáng kể.

Ngoài ra, cơ thể bạn cũng sẽ khó thay đổi kịp khi bạn ra vào phòng điều hòa đặt nhiệt độ quá thấp. Vì vậy, nên đặt nhiệt độ trong khoảng 25-27 độ C, như vậy vừa đảm bảo sự thoải mái trong sinh hoạt, vừa đỡ tốn điện.

Bật bình nóng lạnh liên tục

Đa số các gia đình đều sử dụng binh nóng lạnh và thường bật điện suốt ngày trong quá trình sử dụng với mục đích có nước nóng dùng bất cứ lúc nào. Nhưng thói quen đó sẽ khiến lượng điện tiêu thụ của nhà bạn tăng lên đột biến. Các chuyên gia khuyên người dùng chỉ nên bật điện máy nước nóng khoảng 10-20 phút trước khi sử dụng và ngắt điện khi không sử dụng máy, sẽ giúp bạn tiết kiệm điện năng và phòng tránh cháy nổ máy nước nóng vì hoạt động quá công suất.

Cắm cơm lâu trước giờ ăn

Nhiều người có thói quen cắm cơm trước từ 1-2 tiếng, thậm chí là cả ngày vì nồi có chế độ ủ nóng. Tuy nhiên thì việc ủ cơm giữ nhiệt như vậy rất tốn điện năng. Tốt nhất là bạn nên cắm trước khi ăn 45 phút, vì cơm vừa nấu xong sẽ ngon hơn là việc bạn cắm từ trước.

Để tủ lạnh còn trống hoặc quá đầy thức ăn

Có những khi thức ăn trong tủ lạnh quá ít, khoảng trống trong tủ quá nhiều, làm tủ phải chạy với công suất lớn để duy trì nhiệt độ ổn định. Tương tự, khi tủ lạnh chứa quá nhiều thức ăn, sự lưu thông khí lạnh bị ngăn cản, tủ cũng phải hoạt động với công suất lớn hơn để làm lạnh, sẽ gây tốn điện. Do đó, khi mua tủ lạnh, bạn hãy mua loại tủ có kích cỡ, dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình mình.

Đặt thức ăn nóng vào tủ lạnh

Đặt thức ăn nóng vào tủ lạnh sẽ khiến hơi nóng tỏa ra, làm ấm không khí bên trong. Khi đồ ăn tỏa ra hơi nóng, nhiệt độ trong tủ lạnh tăng lên, máy nén tủ lạnh sẽ phải hoạt động nhiều hơn để nhiệt độ trong tủ giảm xuống, từ đó gây lãng phí điện năng. Bạn chỉ nên cho thức ăn đã nguội vào tủ lạnh bảo quản.

Cho quá nhiều quần áo vào máy giặt

Nhiều người có thói quen giặt đồ sau 1 tuần làm việc bận rộn. Tuy nhiên, lượng quần áo cho vào máy giặt quá nhiều sẽ khiến máy giặt hoạt động với công suất lớn. Đôi khi, máy giặt xảy ra tình trạng quá tải làm lượng điện tiêu thụ tăng cao, đồng thời độ bền của máy giặt giảm xuống nhanh chóng.

Các cách tiết kiệm điện hiệu quả cho gia đình

Sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời

Tận dụng các nguồn ánh sáng tự nhiên

Thay đổi bóng đèn thắp sáng

Tắt hết thiết bị điện khi ra khỏi phòng

Chọn mua các thiết bị phù hợp với nhu cầu người sử dụng

Rút phích cắm tất cả các thiết bị không sử dụng

Thay thế các thiết bị điện cũ

Sử dụng các thiết bị điện một cách thông minh

Sử dụng các sản phẩm công nghệ inverter

Sử dụng công tắc thông minh

Một năm thảm hại của tiền điện tử

Một năm thảm hại của tiền điện tử

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội đi đầu trong xu thế phát triển đô thị xanh

Hà Nội đi đầu trong xu thế phát triển đô thị xanh

12/01/2025 | 09:42

Kinhtedothi - Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng phê duyệt xác định “Phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, hội nhập quốc tế, gắn với quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tuần hoàn."

Mẹo giúp phơi chăn bông nhanh khô vào mùa Đông

Mẹo giúp phơi chăn bông nhanh khô vào mùa Đông

11/01/2025 | 14:59

Kinhtedothi - Làm khô chăn đúng cách có thể làm cho chăn mềm mại, khử mùi, loại bỏ bọ ve, khử trùng và làm chăn ấm hơn. Dưới đây là mẹo phơi chăn giúp nhanh khô hơn trong mùa Đông.

Quảng Nam tìm lời giải cho bài toán 19.600 căn nhà ở xã hội

Quảng Nam tìm lời giải cho bài toán 19.600 căn nhà ở xã hội

07/01/2025 | 09:37

Kinhtedothi-Những năm qua, tỉnh Quảng Nam hình thành nhiều khu công nghiệp quy mô lớn với tỷ lệ lao động ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc phát triển nhà ở xã hội tại đây vẫn còn hạn chế, đặt ra bài toán nan giải về đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho công nhân và người có thu nhập thấp.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ