Miễn phí các vaccine thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng
Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 13/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.
Bên cạnh đó, Nghị định 13/2024/NĐ-CP sửa đổi khoản 2, khoản 3 Điều 7 về cung ứng vaccine cho hoạt động tiêm chủng:
Vaccine sử dụng cho hoạt động tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch do Nhà nước bảo đảm về số lượng, chủng loại phù hợp với nhu cầu hằng năm và được dự trữ trong 6 tháng.
Căn cứ số lượng đối tượng tiêm chủng, thời gian và định mức sử dụng của từng loại vaccine, cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm lập dự kiến nhu cầu vaccine của cả năm gửi cơ quan được giao quản lý về tiêm chủng cấp huyện tổng hợp gửi Sở Y tế trước ngày 30/5 hằng năm để chỉ đạo việc cấp vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Căn cứ đề xuất về nhu cầu vaccine của cơ quan được giao quản lý về tiêm chủng cấp huyện, Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhu cầu và gửi về Bộ Y tế trước ngày 30 tháng 6 hằng năm để xây dựng kế hoạch cung ứng, sử dụng vaccine và tiêm chủng hằng năm.
Bổ sung quy định về nguồn kinh phí cho hoạt động tiêm chủng
Nghị định 13/2024/NĐ-CP cũng bổ sung khoản 3 Điều 14 về nguồn kinh phí cho hoạt động tiêm chủng.
Theo đó, ngân sách trung ương được bố trí trong ngân sách chi thường xuyên của Bộ Y tế để bảo đảm kinh phí cho các hoạt động trong Chương trình tiêm chủng mở rộng sau đây:
a- Mua vaccine cho các đối tượng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
b- Kiểm định vaccine.
c- Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vaccine đến tuyến tỉnh, thành phố.
d- Thông tin, giáo dục, truyền thông, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong tiêm chủng, giám sát đánh giá hiệu quả vaccine tại trung ương.
đ- Bồi thường khi sử dụng vaccine xảy ra tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng tại cơ sở tiêm chủng thuộc các Bộ, cơ quan trung ương.
Trường hợp tai biến khi sử dụng vaccine tại các cơ sở tiêm chủng tại địa phương được xác định nguyên nhân do chất lượng của vaccine, đặc tính cố hữu của vaccine, sai sót trong khâu bảo quản, vận chuyển vaccine từ trung ương đến tuyến tỉnh, thành phố thì ngân sách trung ương bố trí kinh phí để bồi thường.
Bao giờ giải quyết được tình trạng thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng?
Kinhtedothi - Hiện nay, ngành Y tế ghi nhận tình trạng thiếu vaccine hầu hết ở trên quy mô toàn quốc. Để sớm bảo vệ các trẻ phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là vaccine 5 trong 1, Bộ Y tế đã nỗ lực để vận động các nguồn tài trợ.
Phân bổ vaccine DPT-VGB-Hib phục vụ nhu cầu tiêm chủng mở rộng
Kinhtedothi - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiến hành phân bổ vaccine DPT-VGB-Hib (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib) để phục vụ nhu cầu tiêm chủng mở rộng.
Đã đặt hàng đủ 10 loại vaccine, kịp thời cung ứng cho tiêm chủng mở rộng
Kinhtedothi - Ngày 2/1, thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, Viện đã hoàn thành đặt hàng 10/10 loại vaccine sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng từ các nhà sản xuất trong nước để nhanh chóng tiến hành phân bổ, chuyển đến các địa phương ngay những ngày đầu tháng 1/2024.