Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Một cảm nhận buồn…

Kinhtedothi - Đó là cảm nhận của người viết bài này khi đọc những dòng tin về sự việc đang diễn ra xung quanh câu chuyện chùa Ba Vàng, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, tổ chức lễ giải oán kết, giải oan gia trái chủ “trục vong” báo oán… có thu tiền của người dân.

Đã có nhiều ý kiến xác đáng về việc giáo lý nhà Phật khẳng định không hề có chuyện vong hồn một người đã chết nhập vào thân thể một người đang sống để phát ngôn hay báo oán… Và bởi vậy cũng không có chuyện nhà chùa làm lễ trục vong báo oán.
Theo Thượng tọa Thích Giác Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ tại quận 10, TP Hồ Chí Minh, bất kỳ ai, dù là tăng ni hay phật tử nhân danh Phật giáo thực hiện những việc trục vong đều không phù hợp với giáo lý trong kinh sách nhà Phật. Việc thu tiền để làm việc đó lại càng không phù hợp. Việc này cũng như câu chuyện về hoạt động “dâng sao giải hạn” được tổ chức ở một số chùa dạo tháng Giêng vừa qua có lẽ không cần nói thêm.
 Chùa Ba Vàng.
Có điều, cảm nhận không vui từ những ồn ào xung quanh các vụ việc trên càng rõ nét khi trên các trang mạng xuất hiện thông tin về phản ứng của vị sư trụ trì chùa Ba Vàng, Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trong buổi lễ được coi là buổi pháp thoại đặc biệt tối ngày 21/3. Như trên đã nói, chúng tôi không muốn bàn tới những vấn đề đúng, sai mà nhiều vị cao tăng trong giáo hội Phật giáo cũng như chuyên gia về tôn giáo đã có ý kiến, chỉ muốn nói về cách hành xử của một người tu hành, mà cụ thể là một vị sư trụ trì một ngôi chùa khá nổi tiếng. Nhận xét về cơn bão mạng - lời của Đại đức Thích Trúc Thái Minh - về sự việc nhà chùa tổ chức lễ giải oán kết, giải oan gia trái chủ… vị Đại đức này cho rằng Ba Vàng vì là ngôi chùa lớn, có tiếng trong tỉnh Quảng Ninh cũng như trong cả nước nên có không ít đối tượng ganh ghét, đố kỵ, rồi tà đạo, ngoại đạo muốn bôi nhọ, ác hại.
Quả thật khi nghe những phát ngôn trên của thày Thích Trúc Thái Minh tôi cảm thấy buồn. Từng có nhiều lần hành hương về chùa Ba Vàng, bên những cảm nhận về một ngôi chùa tọa lạc trên một vùng thiên nhiên kỳ thú, tôi cũng như nhiều người khác còn vô cùng cảm phục về nhiệt huyết và nghị lực to lớn của những người tham gia xây dựng ngôi chùa khang trang này từ một cổ tự chỉ còn là phế tích, tương truyền có từ thế kỷ XIII. Cảm nhận đó cũng làm nảy sinh trong tôi sự mến mộ với người có công đầu biến một vùng đồi núi hoang vu thành một cơ sở thờ tự Đức Phật quy mô, hoành tráng là Đại đức Thích Trúc Thái Minh cùng các đệ tử của ông. Chính vì từ tấm lòng cảm phục đó mà tôi không khỏi thất vọng khi nghe phát ngôn trên của thầy Thái Minh.
Trở lại sự việc tại chùa Ba Vàng. Mặc dù không phải là người am tường thật sâu về giáo lý nhà Phật, tôi cũng vẫn thấm nhuần lời dạy của Đức Phật về con người phải từ bỏ tham, sân, si, nuôi dưỡng một tấm lòng và cách hành xử mang tính chất từ bi hỉ xả. Kinh điển nhà Phật luôn dạy con người tránh xa lòng tham và sự mê đắm vật chất, buôn bán làm ăn chân chính ngay thẳng, từ bỏ tham, sân, si… Đó là với những con người bình thường, những Phật tử bình thường. Chắc chắn điều này lại càng cần thiết với một chức sắc tôn giáo, đã nguyện hiến đời mình cho việc phụng sự Phật pháp. Trộm nghĩ, từ bỏ tham, sân, si, dọn lòng từ bi hỉ xả có nghĩa là điều đó phải được thể hiện từ trong suy nghĩ, nhận thức đến lời nói, hành động. Vậy mà trong sự việc này, chưa hề nói đến đúng sai, thày Thái Minh lại nghĩ ngay đến việc có người ganh ghét, đố kỵ. Như vậy liệu có đúng với lời dạy của Đức Phật? Và liệu cái tâm đã thực sự buông bỏ tham, sân, si?
Đó là chưa kể trong phát ngôn của mình, thầy Thái Minh còn cho rằng nguyên nhân của sự đố kỵ đó là bởi Ba Vàng là một ngôi chùa lớn. Cần phải nhắc lại một điều là trong quan niệm nhà Phật, mọi ngôi chùa đều như nhau, dù cho đó là một ngôi chùa khiêm tốn dưới bóng tre làng hay những ngôi chùa có tòa ngang dãy dọc như Ba Vàng, Bái Đính. Lại nhớ câu “Phật tại tâm” và “tâm xuất Phật biết”. Vậy cũng có thể hiểu là vị thế của một ngôi chùa trước Đức Phật cũng như với các Phật tử không phụ thuộc vào việc ngôi chùa đó lớn hay nhỏ, mà ở chính đức độ, sự đắc đạo của người tu hành. Vậy có nên phân biệt lớn nhỏ để rồi nghĩ rằng vì Ba Vàng là chùa lớn nên bị ganh ghét, bôi nhọ?
Chia sẻ một chút cảm nhận không vui cũng là thể hiện ước mong những câu chuyện đáng buồn như vậy sẽ không còn tiếp điễn, để Phật giáo luôn đồng hành cùng đất nước, phát huy truyền thống "Hộ quốc an dân" và phương châm "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội", góp sức cùng Nhân dân cả nước xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ