Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Triển khai Chương trình số 08-CTr/TU:

Một số chỉ tiêu Đông Anh đạt cao hơn kết quả chung của thành phố

Kinhtedothi – Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy và Chương trình số 04 của Huyện ủy Đông Anh đã góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới nâng cao, duy trì kinh tế phát triển, chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm đảm bảo cuộc sống, thu nhập của người dân được chăm lo bền vững.

Hạ tầng phục vụ đời sống Nhân dân được đầu tư

Ngày 22/8, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU Nguyễn Lan Hương – Chủ tịch Uỷ ban MTTQ TP Hà Nội làm Trưởng Đoàn kiểm tra số 1 Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy kiểm tra việc thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU tại huyện Đông Anh.

Thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 – 2025” và Chương trình số 04-CTr/HU của Huyện ủy, huyện Đông Anh đã tập trung chỉ đạo, tổ chức phổ biến, quán triệt với nhiều hình thực đa dạng, phong phú. Đặc biệt là huyện lấy người dân là trung tâm, là chủ thể trong việc triển khai nhiệm vụ chính trị, phát triển của các xã, thị trấn và của huyện.

Đoàn kiểm tra số 1 Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy kiểm tra việc thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU tại huyện Đông Anh. Ảnh: Trần Oanh.

Đến nay, một số chỉ tiêu đạt và vượt cao hơn kết quả chung của TP; một số kết quả nổi bật góp phần đẩy mạnh hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Mặc dù dịch bệnh Covid-19 có những tác động tới mọi mặt của nền kinh tế, song kinh tế trên địa bàn huyện tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2021. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn ước đạt 81.289 tỷ đồng tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước.

Hạ tầng xã hội phục vụ đời sống Nhân dân được quan tâm đầu tư, nhất là trong đầu tư hệ thống các trường học công lập đạt chuẩn, các cơ sở y tế và các di tích trên địa bàn Huyện. Thực hiện Nghị quyết 250 của Ban thường vụ Huyện ủy Đông Anh, 152/155 thôn, làng đã có nhà văn hoá với quy chế quản lý và hoạt động hiệu quả, còn 3 thôn đang được đầu tư nhà văn hóa. Trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 toàn huyện đã giải quyết việc làm cho 17.526 người lao động, trong đó hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm cho 4.399 người.

Trưởng Đoàn kiểm tra số 1 Chương trình số 08-CTr/TU Nguyễn Lan Hương ghi nhận những chỉ tiêu mà huyện Đông Anh đặt ra cao hơn TP. 

Huyện Đông Anh đã có các giải pháp hỗ trợ trợ giúp người nghèo tiếp tục được thực hiện đảm bảo duy trì không còn hộ nghèo trên địa bàn. Năm 2021, toàn huyện Đông Anh giảm được 510 hộ cận nghèo; tính đến tháng 6/2022 toàn huyện có 1.249 hộ cận nghèo, không có hộ nghèo. Các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, được giải quyết đầy đủ, đúng chế độ, đúng đối tượng quy định.

Thực hiện chính sách hỗ trợ hỏa táng, trong năm 2021 trên địa bàn huyện có 1586/1648 người qua đời thực hiện hỏa táng, đạt tỷ lệ 96,24%. 7 tháng đầu năm 2022 có 1.048/1.070 người qua đời thực hiện hỏa táng, đạt tỷ lệ 97,79%.

Nâng chất lượng chỉ tiêu liên quan trực tiếp đời sống người dân

Trưởng Đoàn kiểm tra số 1 Chương trình số 08-CTr/TU Nguyễn Lan Hương ghi nhận những chỉ tiêu mà huyện Đông Anh đặt ra cao hơn TP và rất tâm đắc với Nghị quyết chuyên đề số 250-NQ-HU ngày 14/2/2022 về quyết tâm hoàn thành “5 có, 3 không” tại các thôn làng, tổ dân phố trên địa bàn huyện trong năm 2022 (5 có: có nhà văn hóa, có sân đá bóng, có điểm sinh hoạt gắn với công viên mi ni, có điểm đỗ xe kết hợp cây xanh; 3 không: không vi phạm đất đai trật tự xây dựng, không ô nhiễm môi trường, không còn hộ nghèo).

Đoàn Đoàn kiểm tra số 1 Chương trình số 08-CTr/TU đi thăm Nhà văn hóa tổ dân phố số 2 Thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh. 

“Tỷ lệ hỏa táng ở Đông Anh không phải đến thời điểm này mới là điểm sáng mà 10 năm trước đạt đạt tới hơn 60%; chúng tôi đã được nghe, học kinh nghiệm và nhân rộng ra địa phương khác. Bây giờ TP đang phấn đấu tỉ lệ hỏa táng đạt 70% thì Đông Anh thực hiện tới gần 98%” – Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương cho hay. Ngoài ra, huyện Đông Anh cũng hết sức quan tâm là tạo điều kiện để người dân được tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách nhanh chóng, thuận lợi, có chất lượng; thể hiện ở cải cách hành chính, vươn lên vị trí thứ 8 trên 30 quận, huyện.

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU Nguyễn Lan Hương đề nghị với những chỉ tiêu mà huyện Đông Anh thấy cần phấn đấu, chưa hài lòng hoặc thấp hơn tỉ lệ của TP một chút (bảo hiểm xã hội tự nguyện, chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em) thì quan tâm nhiều hơn từ nguồn lực, nhân lực để đạt cao và cao hơn TP.

Để Chương trình số 08-CTr/TU đạt kết quả rất cao và thiết thực, Trưởng đoàn kiểm tra số 1 Chương trình 08 Nguyễn Lan Hương đề nghị: Huyện Đông Anh tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về Chương trình 08 nói riêng và các chương trình khác của khóa 17 Đảng bộ TP. Đặc biệt là nhóm chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội… và đặc biệt là xây dựng lòng tự hào của người dân đối với sự phát triển của Đông Anh trong thời gian tới.

Huyện Đông Anh quan tâm đến huy động các nguồn lực xã hội, sử dụng có hiệu quả, quan tâm trợ giúp người khó khăn, có chính sách trợ giúp xã hội, hộ cận nghèo, người yếu thế. Đồng thời, tiếp tục làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, xử ký công việc một cách linh hoạt, chủ động, quyết liệt và hiệu quả; mở rộng các cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội cho người dân. Và đặc biệt, Đông Anh có cả khu công nghệ rất lớn thì cần quan tâm nhiều về thông tin việc làm, kết nối cung cầu lao động; hỗ trợ nâng cao tỷ lệ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Bà Nguyễn Lan Hương nhấn mạnh việc chuyển đổi từ huyện sang quận, từ xã và thị trấn sang phường không chỉ là những vấn đề về hạ tầng mà rất quan trọng là lối sống, nếp sống của người dân; và đi cùng với đó là công tác quản lý đô thị, gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống. Vì vậy, người dân sẽ là chủ thể thực sự trong việc xây dựng nếp sống văn hóa từ hộ gia đình, tổ dân phố. Các hoạt động trợ giúp, vai trò của chính quyền tác động hỗ trợ rất quan trong nhưng phải huy động được người dân, sức dân tham gia.

Nhiều chỉ tiêu Quốc Oai đặt ra cao là điểm sáng của Hà Nội

Nhiều chỉ tiêu Quốc Oai đặt ra cao là điểm sáng của Hà Nội

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

12/01/2025 | 15:33

Kinhtedothi – Thực hiện Luật Thủ đô 2024, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường nghề thực hiện giải pháp thu hút chuyên gia giỏi chuyên môn, có năng lực quản trị; thay đổi phương thức đào tạo nghề, hợp tác sâu hơn với DN; quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động...

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

12/01/2025 | 01:09

Kinhtedothi – Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ