Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Một số quốc gia EU chìm trong "núi nợ"

Kinhtedothi - Sau khi chiến sự Nga-Ukraine xảy ra, nhiều nước châu Âu đã tăng cường khả năng quân sự và giúp đỡ những người tị nạn từ quốc gia láng giềng Ukraine.

Ba Lan đã vay nước ngoài gần 9 tỷ USD, đứng thứ hai trong số các nền kinh tế mới nổi về khoản vay nước ngoài. Ảnh: Bloomberg

Theo Bloomberg, một số quốc gia ở châu Âu tính đến thời điểm hiện tại đã vay khoảng 32 tỷ USD, gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Ba quốc gia thành viên EU, gồm Ba Lan, Romania và Hungary, hiện nằm trong số những nước nợ nhiều nhất trong số các thị trường mới nổi.

Ba Lan đã vay nước ngoài gần 9 tỷ USD, đứng thứ hai trong số các nền kinh tế mới nổi về khoản vay nước ngoài, chỉ sau Ả Rập Saudi. Trong khi đó, Romania vay 6 tỷ USD - đứng thứ tư và và Hungary vay 5 tỷ USD - cao thứ năm.

Đây là lần đầu tiên sau hàng chục năm, ba quốc gia châu Âu này nằm trong số năm nền kinh tế mới nổi có vay nợ lớn nhất.

Theo Bloomberg, nợ vay tăng mạnh là do nhu cầu giải quyết các khoản trợ cấp ngày càng tăng do khủng hoảng năng lượng và chi tiêu liên quan đến xung đột Nga-Ukraine. Những nước này đã tăng cường khả năng quân sự và giúp đỡ những người tị nạn từ quốc gia láng giềng.

Thêm vào đó, chính sách tiền tệ cứng rắn của các ngân hàng trung ương đã khiến việc vay mượn trên thị trường trái phiếu trở nên đắt đỏ hơn nhiều, ngay cả với nhiều quốc gia được xếp hạng cao.

Ba Lan đang trả 5,5% tiền lãi hàng năm cho loại trái phiếu mới kỳ hạn 30 năm, cao hơn đáng kể so với lãi suất của trái phiếu tương tự được bán vào năm 2021.

Lãi suất tăng được dự đoán sẽ tăng thâm hụt ngân sách đột ngột ở các nước vay nợ, và chắc chắn sẽ thêm áp lực lên lĩnh vực tài chính trong khu vực.

Theo ước tính của Bloomberg, thâm hụt ngân sách của các nước châu Âu này sẽ tăng lên 4,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực trong năm nay, cao hơn nhiều so với mức 1,3% được ghi nhận hai năm trước.

Daniel Wood - nhà quản lý danh mục đầu tư thu nhập cố định tại William Blair International, nói với Bloomberg rằng, cuộc xung đột ở Ukraine gây thâm hụt tài chính cho nhiều quốc gia châu Âu. Chiến sự đã giảm tăng trưởng và nguồn thu của chính phủ. Trong khi đó, các nước phải chi ngân sách nhiều hơn để giúp người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi chi phí sinh hoạt.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ