Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Một số vấn đề cần lưu ý trong thực hiện quy hoạch Quảng Ngãi

Kinhtedothi- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho rằng, Quảng Ngãi có những hạn chế mang tính chất điểm nghẽn và thách thức đặt ra trong phát triển. Do đó, khi thực hiện quy hoạch, tỉnh cần lưu ý một số vấn đề.

Sáng 24/12, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và khởi công dự án đường Hoàng Sa- Dốc Sỏi. 

Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi định hình không gian, tầm nhìn phát triển thể hiện qua cấu trúc: 2 Trung tâm động lực tăng trưởng, 3 Trung tâm đô thị, 4 hành lang kinh tế chiến lược và 6 vùng không gian kinh tế động lực.

Dự và phát biểu tại lễ công bố quy hoạch, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà biểu dương sự nỗ lực và những kết quả tăng trưởng ấn tượng của Quảng Ngãi.

Từ một tỉnh nghèo Quảng Ngãi đã vươn lên trở thành tỉnh phát triển năng động, một trong những trung tâm công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung bộ với quy mô nền kinh tế (GRDP) đứng thứ 4/14 tỉnh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ, cao gấp khoảng 2 lần năm 2010.

Với vai trò là Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam trung Bộ, nhìn ở khía cạnh liên vùng, những hạn chế có tính chất điểm nghẽn và những thách thức đặt ra trong phát triển của Quảng Ngãi như: tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc chủ yếu vào các ngành kinh tế thâm dụng vào tài nguyên, hiệu quả chưa cao, tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lạ…

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà lưu ý 6 vấn đề tỉnh Quảng Ngãi cần quan tâm xem xét trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch.

Đầu tiên là lựa chọn mô hình phát triển hài hòa, ưu tiên phát triển các ngành kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tri thức. Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, đi trước một bước tạo nguồn lực, không gian phát triển.

Hai là, Quảng Ngãi cần tận dụng mối liên kết kinh tế với Quảng Nam, Bình Định, nhất là với khu kinh tế Chu Lai để hình thành Trung tâm công nghiệp ven biển trọng điểm của khu vực Duyên hải Trung Bộ và cả nước.

Ba là, chú trọng phát triển dịch vụ du lịch dựa trên lợi thế về những giá trị văn hóa, di sản đặc sắc; về biển đảo, hệ sinh thái tự nhiên đa dạng.

Bốn là, Quảng Ngãi đang và sẽ tiếp tục đối mặt với thách thức lớn từ biến đổi khí hậu. Vì vậy, quá trình trong đầu tư, phát triển hạ tầng, đô thị, khu dân cư cần tích hợp các kịch bản biến đổi khí hậu để giảm thiểu rủi ro thiên tai, tăng sức chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu.

Năm là, phát triển nguồn nhân lực phải được coi là động lực đột phá, đảm bảo sự phù hợp giữa nguồn cung và cầu trong thị trường lao động.

Sáu là, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; đổi mới tác phong lề lối làm việc, kỷ luật, kỷ cương; tập trung cải cách hành chính, xây dựng chính quyền phục vụ thông qua chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp.

Phát biểu tại sự kiện trọng đại này, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh nhấn mạnh, việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa rất lớn.

Đây sẽ là công cụ quan trọng để tỉnh tổ chức quản lý, định hướng các hoạt động đầu tư.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh.

“Tôi tin tưởng rằng, trên nền tảng quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và dư địa phát triển hiện có của tỉnh, với sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị tỉnh Quảng Ngãi, sự quan tâm, hỗ trợ có hiệu quả của Trung ương, chắc chắn Quảng Ngãi sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, bền vững hơn nữa trong thời gian sắp tới,”, ông Minh bày tỏ.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện một số dự án.

Dịp này, Quảng Ngãi trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện dự án Nhà máy sản xuất khí ông nghiệp Messer- Quảng Ngãi và hai khu đô thị với tổng mức đầu tư gần 14.000 tỷ đồng.

Đồng thời, khởi công đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi với tổng mức đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công.

Dự án sau khi hoàn thành sẽ hình thành trục dọc giao thông quan trọng của tỉnh kết nối nhanh, thuận lợi từ sân bay Chu Lai, KKT Dung Quất đến TP Quảng Ngãi và các địa phương phía nam trong tương lai.

Phối cảnh đường Hoàng Sa- Dốc Sỏi.

Từ đó tạo thành hành lang phát triển kinh tế chủ đạo, làm động lực để thu hút đầu tư và khai thác tối đa tiềm năng phát triển kinh tế đối với khu vực phía đông của các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh và TP Quảng Ngãi.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ