Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mua nhà xây sẵn: Coi chừng tiền mất, tật mang

Kinhtedothi - So với việc tự mua đất để xây nhà thì phân khúc thị trường nhà xây sẵn luôn thu hút nhiều người lựa chọn vì tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nhiều trường hợp rơi vào tình huống dở khóc dở cười sau khi sử dụng một thời gian.

Một dự án nhà xây sẵn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng  

Rẻ hóa đắt

Chị Trần Thị Hải Yến (41 tuổi, đang sống tại phường Sài Đồng, quận Long Biên) cho biết, cách đây 3 năm, gia đình chị đã mua một căn nhà 4 tầng xây sẵn giá 1,5 tỷ đồng, diện tích đất xấp xỉ gần 65m2. Nếu so với những miếng đất lân cận và đi kèm tiền thi công xây dựng thì giá tiền cho căn nhà khá rẻ. "Trước đây, gia đình tôi sống cùng với ông bà ở Khu tập thể Nam Thành Công (phường Láng Hạ, quận Đống Đa) nhà chật và đã xuống cấp một phần. Vì mong muốn có nơi ở khang trang và rộng rãi hơn nên tôi đã mua căn nhà xây sẵn trên" - chị Yến cho hay.

Chị Yến chia sẻ thêm, gia đình khá băn khoăn về chất lượng do không giám sát từ lúc bắt đầu xây dựng; lo lắng có thể chủ thi công sẽ sử dụng những nguyên vật liệu rẻ tiền và công nhân làm ẩu. Thế nhưng, khi đi xem nhà, nhìn những trang thiết bị nội thất tuy không phải là loại tốt nhất trên thị trường nhưng đều là sản phẩm có thương hiệu, chị khá an tâm. Ngôi nhà chung tường với nhà kế bên nhưng nhìn khá vững chắc, sơn mịn khiến vợ chồng chị quyết tâm "xuống tiền".

Tuy nhiên, sau gần 2 năm sử dụng, ngôi nhà đã bắt đầu xuống cấp, phần tường tầng 1 bị thấm nước mưa, kèm theo ẩm mốc. Hệ thống thoát nước vừa rò rỉ vừa nhỏ hẹp khiến gia đình chị đã phải bỏ thêm nhiều tiền để cải tạo sữa chữa nhưng chỉ đỡ được phần nào. "Mỗi khi mưa, nhà cửa trở nên ẩm thấp, bốc mùi khó chịu. Tôi rất lo cho 2 đứa con của mình khi còn quá nhỏ ở trong môi trường này dễ sinh ra nhiều bệnh. Gia đình cũng đã có ý định bán để tìm mua căn nhà khác" - chị Yến buồn bã nói.

Chia sẻ với phóng viên Kinh tế & Đô thị, anh N.Đ.P (xin được giấu tên) có nhiều năm kinh doanh về BĐS cho biết, khi xây dựng ai cũng muốn có lãi ở mức nhiều nhất có thể nên giảm tiện được khâu nào càng tốt. "Chủ đầu tư nhỏ lẻ chắc chắn không lo bị phạt vì nhà họ xây lên trông rất đẹp, phải 1 - 2 năm sau sử dụng mới bộc lộ chất lượng kém. Họ cũng chẳng bán cả trăm căn nhà như chủ đầu tư lớn, chỉ khoảng 10 - 20 căn. Bán xong coi như hết trách nhiệm, chẳng cần phải có thương hiệu… Đó là kiểu làm ăn chụp giật" - anh N.Đ.P cho hay.

Cẩn trọng khi xuống tiền

KTS Lê Tâm - Công ty CP Tư vấn xây dựng COVIC chia sẻ, mục đích của mua nhà xây sẵn là để giảm chi phí xây dựng. Vì vậy, cá nhân có nhu cầu mua nhà ở, sinh hoạt nên xem kỹ, bởi rất có thể người chuyên kinh doanh xây để bán chỉ chú trọng xây cho đẹp mà không chú ý đến độ bền chắc. Nhiều người chỉ mong bán nhà được giá, thu về nhiều lợi nhuận còn trong quá trình xây dựng, họ đã tính toán để giảm tối đa chi phí. Sau một thời gian sử dụng, người mua sẽ phải mất chi phí lớn để sửa chữa, cải tạo.

"Để kiểm tra chất lượng của ngôi nhà, cần quan tâm đến nhiều yếu tố, bao gồm hệ thống móng nhà, sàn, tường, trần, hệ thống điện, nước… Nếu không am hiểu đánh giá chất lượng nhà, tốt nhất người mua nhà nên nhờ đơn vị chuyên nghiệp để hỗ trợ" - KTS Lê Tâm cho hay.

Để giúp người dân yên tâm mua bán, chuyển nhượng nhà, bất động sản, kể từ ngày 1/3/2022, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng phải thuộc diện không có tranh chấp, khiếu kiện. Đây là một trong những nội dung quan trọng của Nghị định số 02/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản. Về hoạt động kinh doanh, Nghị định quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải đáp ứng 3 nhóm điều kiện.

Thứ nhất, phải thành lập DN theo quy định của pháp luật về DN hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh bất động sản (gọi chung là DN).

Thứ hai, tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải công khai trên trang thông tin điện tử của DN, tại trụ sở Ban Quản lý dự án (đối với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản), tại sàn giao dịch bất động sản các thông tin DN.

Thứ ba, các tổ chức, cá nhân chỉ kinh doanh các sản phẩm bất động sản khi có đủ các điều kiện như: Đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất; hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất…

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia về xây dựng đánh giá, Việt Nam chưa có những quy định về chứng chỉ chất lượng sản phẩm nên người mua rất khó để biết đâu là căn nhà đảm bảo chất lượng, chỉ đến xem và thấy ưng ý là chọn mua nhưng không hiểu rõ thực chất bên trong ra sao. Vì vậy, không nên ham rẻ, bởi không có căn nhà nào vừa đẹp, vừa chất lượng mà giá cả lại thấp. Ngoài ra, cần chọn nhà đầu tư có uy tín, tìm hiểu rõ nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công để lỡ gặp phải vấn đề vẫn có bên đứng ra chịu trách nhiệm.

 

Theo Điều 113, Điều 125 Luật Xây dựng 2014, nhà thầu thi công công trình xây dựng có nghĩa vụ bảo hành công trình xây dựng do mình thi công. Nội dung bảo hành công trình bao gồm khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết do lỗi của nhà thầu gây ra.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sổ đỏ bị sai thông tin phải xử lý ra sao?

Sổ đỏ bị sai thông tin phải xử lý ra sao?

26/11/2024 | 15:40

Sổ đỏ sai thông tin của người được cấp sổ hoặc sai thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất... cần phải thực hiện thủ tục đính chính thông tin.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ