Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Muốn sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, phải nghiêm túc thực hiện giãn cách

Kinhtedothi - Sau hơn 3 tuần Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, mặc dù đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm hạn chế người dân ra ngoài khi không có lý do chính đáng, tuy nhiên, lượng xe cộ lưu thông trên các tuyến phố vẫn đông, đặc biệt vào giờ cao điểm.

Chốt kiểm soát phòng, chống dịch trên địa bàn phường Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân)

Ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, lực lượng chức năng các quận, huyện, phường, xã đã tăng cường tại các chốt trực, siết chặt việc kiểm tra giấy đi đường, xử phạt những người ra đường không lý do cần thiết, chấn chỉnh những cơ quan cấp giấy đi đường không đúng quy định, không đúng đối tượng...

Tuy nhiên, vào giờ cao điểm trong buổi sáng và cuối giờ chiều hàng ngày, lưu lượng người tham gia giao thông trên các tuyến phố vẫn đông. Lực lượng chức năng phải vất vả để kiểm tra giấy đi đường của người dân tại các chốt.

Tuy nhiên, có những khu vực như tại ngã tư Giảng Võ giao với Láng Hạ, đường Tố Hữu, Lê Văn Lương, Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh... lượng người và phương tiện tham gia giao thông lớn khiến nhiều điểm chốt đã xảy ra tình trạng tắc. Một số điểm chốt đã tăng cường thêm nhân lực và “xả trạm” để tránh tình trạng tập trung đông người, nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.

Luật sư Nguyễn Hữu Toại

Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, luật sư Nguyễn Hữu Toại - Giám đốc Công ty Luật Hừng Đông cho biết, TP Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Để việc thực hiện giãn cách sát với tình hình thực tế, UBND TP Hà Nội đã ban hành các công điện, chỉ thị, yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó” để đảm bảo hiệu quả, khống chế sự lây lan, kiểm soát dịch bệnh trong thời gian giãn cách xã hội.

Việc chỉ đạo của UBND TP rất rõ ràng, tuy nhiên bên cạnh đa số Nhân dân Thủ đô thực hiện nghiêm túc, vẫn có một số người đã không thực hiện nghiêm việc giãn cách như đi ra bên ngoài với các lý do không chính đáng, một số doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực cấp thiết vẫn yêu cầu nhân viên đi làm việc. Những việc làm này có nguy cơ gây lây lan dịch bệnh. Sự thành công trong công tác chống dịch Covid-19 phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tuân thủ của người dân, chỉ cần một người không tuân thủ sẽ phá hủy công sức phòng chống dịch của hàng nghìn, hàng vạn người đang ngày đêm chung tay chống dịch.

“Vì vậy, công cuộc phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP Hà Nội muốn thành công cần phải có sự hợp tác, sự tuân thủ nêu gương của các tầng lớp Nhân dân thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của UBND TP, để từng bước đẩy lùi dịch Covid-19, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường mới” - luật sư Nguyễn Hữu Toại nhấn mạnh.

Luật sư Trần Hồng Phúc

Trong khi đó, theo luật sư Trần Hồng Phúc (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), Hà Nội không đầu hàng trong trận chiến với dịch bệnh! Hà Nội đang có những bước chuyển mình tích cực, quyết liệt trong việc truy vết, dập dịch. Các vùng đỏ, vùng cam, vùng xanh đều tuỳ theo nguy cơ và mức độ đánh giá qua điều tra dịch tễ để lấy mẫu xét nghiệm.

“Mong người dân Thủ đô chung tay ủng hộ và tiếp sức cho chính quyền TP dập dịch nếu chúng ta muốn ra khỏi nhà và trở lại cuộc sống bình thường như vốn có. Hy vọng về đích vào ngày 23/8 tới, Hà Nội sẽ nới lỏng giãn cách xã hội toàn TP” - luật sư Trần Hồng Phúc chia sẻ. 
 Luật sư Đặng Đình Ngọc 

Theo luật sư Đặng Đình Ngọc (Văn phòng Luật sư Kết Nối), trong bối cảnh hiện nay, cả TP Hà Nội đang căng mình chống dịch Covid-19, các quy định của TP về việc giãn cách, cấm tụ tập đông người đã được thông báo, phổ biến đến người dân trên các phương tiện thông tin, truyền thông và tuyên truyền của UBND các cấp, thôn, xóm, tổ dân phố. Việc người dân ra đường lý do không cần thiết, tụ tập đông người làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch, thể hiện ý thức, thái độ coi thường pháp luật.

“Đối với hành vi coi thường, bất chấp các khuyến nghị của cơ quan nhà nước, vi phạm pháp luật, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang gia tăng thì cần phải xử lý thật nghiêm khắc để là bài học giáo dục, cảnh tỉnh cho những người khác nếu có ý định vi phạm” - luật sư Đặng Đình Ngọc nêu quan điểm.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ