Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mỹ, Đức tìm giải pháp "bù đắp" cho Ukraine sau khi Dòng chảy Phương Bắc 2 đi vào hoạt động

Kinhtedothi - Mỹ và Đức đang tìm cách để hạn chế tối đa những tác động đối với Ukraine, sau khi dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 hoàn thành và bắt đầu hoạt động.

Tờ Bloomberg đưa tin, chính phủ Mỹ và Đức có thể giúp Ukraine xây dựng các nhà máy điện mới ở nước này, với mục tiêu nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và tăng nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine.
 Chính quyền Mỹ và Đức đang xem xét giúp Ukraine hạn chế ảnh hưởng sau khi dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 đi vào hoạt động.
Theo nguồn tin trên, Berlin, Washington và Kiev kỳ vọng sẽ đạt được một thỏa thuận ngay trước thời điểm Thủ tướng Đức Angela Merkel thăm Mỹ vào ngày 15/7 tới và gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ngay sau đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cũng sẽ thăm Washington.
Chính quyền Berlin cũng được cho là đã sẵn sàng đàm phán với Nga về việc gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt qua Ukraine.
Trước đó, trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas đã tái khẳng định quan điểm của Berlin, đó là việc đưa vào hoạt động tuyến đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 phải đảm bảo không làm suy yếu lợi ích của Ukraina.
Nga đã nhiều lần tuyên bố đường ống khí đốt do công ty dầu khí quốc gia Gazprom và các tập đoàn năng lượng châu Âu thực hiện là một dự án kinh tế, đồng thời khẳng định dự án này sẽ không ảnh hưởng đến việc vận chuyển khí đốt qua Ukraine.
Chính phủ Đức cũng nhiều lần khẳng định Dòng chảy Phương Bắc 2 là một dự án kinh tế và ủng hộ việc xây dựng tuyến đường ống khí đốt của Nga.
Tuy nhiên, Mỹ phản đối việc xây dựng tuyến đường ống khí đốt hợp tác giữa Moscow và Berlin, khi cho rằng dự án này khiến châu Âu ngày càng lệ thuộc vào năng lượng của Nga. Bên cạnh đó, Washington cũng mong muốn tăng thị phần khí hóa lỏng tại châu Âu.
Ngày 21/5 vừa qua, Mỹ đã áp đặt bổ sung đối với 13 tàu của Nga liên quan đến việc thực hiện dự án Dòng chảy Phương Bắc 2. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Joe Biden không áp lệnh trừng phạt mới đối với Nord Stream 2 AG - nhà điều hành tuyến đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 và Giám đốc điều hành của công ty Matthias Warnig.
Hiện nay, việc xây dựng đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 có độ dài 1.230 km từ Nga qua biển Baltic đến Đức, đi qua lãnh hải của Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển, đã hoàn thành hơn 94%. Dòng chảy Phương Bắc 2 có tổng vốn đầu tư khoảng 9,5 tỷ Euro, với công suất vận chuyển là 55 tỷ m³/năm.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ