Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mỹ-Trung kết thúc đàm phán không đạt đột phá, tiếp tục leo thang căng thẳng

Kinhtedothi - Cuộc đối thoại thương mại Mỹ - Trung kết thúc mà không có kết quả nào đột phá trong khi xung đột thương mại leo thang sau khi quyết định áp thuế mới lên hàng hóa của nhau vừa có hiệu lực.

Ngày 23/8, phát ngôn viên Nhà Trắng Lindsay Walters thông báo Mỹ - Trung đã kết thúc 2 ngày đàm phán và trao đổi quan điểm về cách thức đạt được sự thẳng thắn, cân bằng và có đi có lại trong mối quan hệ kinh tế.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang. Ảnh: Reuters 
Bên cạnh đó, các quan chức thương mại Mỹ và Trung Quốc cũng thảo luận việc giải quyết các vấn đề mang tính cấu trúc ở Trung Quốc, trong đó có các chính sách chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ.
Các quan chức Mỹ và Trung Quốc bắt đầu nối lại đàm phán thương mại từ ngày 22/8 tại Washington. Đây là cuộc đối thoại chính thức đầu tiên giữa hai bên sau khi Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc hồi tháng 6 tại Bắc Kinh.  
Theo các nhà phân tích, cuộc thảo luận này có thể đặt ra khuôn khổ cho những đàm phán sâu rộng hơn.
Ngày 24/8, Bộ Thương mại Trung Quốc ra tuyên bố cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ vừa kết thúc tại Washington đã diễn ra một cách "thẳng thắn và trên tinh thần xây dựng", hai bên sẽ tiếp tục tiếp xúc để thảo luận "các kế hoạch tương lai".
Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 23/8 cho biết nước này sẽ khiếu nại các biện pháp thuế quan của Mỹ theo cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Trong khi đó, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang sau khi hai nước áp mức thuế nhập khẩu 25% đối với lượng hàng hóa trị giá 16 tỷ USD của mỗi bên từ ngày 23/8. Tuy nhiên, phía Mỹ nhấn mạnh việc áp thuế mới nhất đối với lượng hàng hóa trị giá 16 tỷ USD lẫn nhau không gây ảnh hưởng đến vòng đàm phán.
Tính từ đầu tháng 7/2018, Mỹ và Trung Quốc đã áp thuế lên 100 tỷ USD hàng hóa của nhau.
Bất đồng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang làm tăng rủi ro cho kinh tế toàn cầu. Các nhà kinh tế tính toán cứ mỗi 100 tỷ USD hàng nhập khẩu bị đánh thuế, kim ngạch thương mại toàn cầu sẽ mất khoảng 0,5%.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ