Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Năm 2020, Việt Nam sẽ sản xuất được hơn 4 tỷ lít bia

Kinhtedothi - Cũng đến thời điểm trên, ngành sản xuất đồ uống của Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất được 350 triệu lít rượu và 6,8 triệu lít nước giải khát.

Thông tin này được đưa ra trong quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 vừa được Bộ Công Thương phê duyệt. Cùng với đó, bia được xem là mặt hàng chủ lực cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
 Bia sẽ được xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành đồ uống
Cụ thể, theo quy hoạch, tới năm 2020, Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất khoảng 4,1 tỷ lít bia, 350 triệu lít rượu, 6,8 tỷ lít nước giải khát cùng giá trị xuất khẩu đạt 450 triệu USD. Đến năm 2025, số lượng sẽ vào khoảng 4,6 tỷ lít bia, 350 triệu lít rượu, 9,1 tỷ lít nước giải khát và giá trị xuất khẩu đạt 600 triệu USD. Tới năm 2035, các con số này sẽ là 5,5 tỷ lít bia, 350 triệu lít rượu, 15,2 tỷ lít nước giải khát và xuất khẩu đạt 900 triệu USD.
Theo Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng của toàn ngành dự kiến đạt 5,8% cho giai đoạn 2016 - 2020, 4,6% cho giai đoạn 2021 - 2025 còn giai đoạn 2026 -2035 đạt 4,0%. Tổng nhu cầu đầu tư vốn cho toàn ngành giai đoạn 2016 - 2020 được dự tính là 27.325 tỷ đồng, 2021 - 2025 cần 28.752 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nhu cầu phát triển ngành bia.
Đối với ngành bia, Bộ Công Thương xác định sẽ xây dựng một thương hiệu bia mang tầm quốc gia, khuyến khích sản xuất bia không cồn và các dòng bia cao cấp với giá cạnh tranh qua đó đẩy mạnh xuất khẩu. Xác định vùng trọng điểm sản xuất bia sẽ tập trung ở đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ.
Với ngành công nghiệp rượu, chú trọng các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu rượu quốc gia, từng bước thay thế nhập khẩu. Vùng sản xuất tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Với ngành nước giải khát, Bộ Công Thương khuyến khích đầu tư sản xuất nước giải khát với quy mô lớn, công nghệ hiện đại, đặc biệt nước trái cây bổ dưỡng. Vùng sản xuất được định hướng quy hoạch ở Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ