Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nga lên tiếng về việc Mỹ muốn rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở

Kinhtedothi - Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko nói rằng động thái này sẽ gây phương hại đến an ninh của châu Âu.

Ngày 21/5, Nga lên án kế hoạch của Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, khẳng định rằng việc này sẽ gây phương hại đến an ninh của châu Âu
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko nói rằng, việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của tất cả các thành viên tham gia,  ảnh hưởng đến chính lợi ích các đồng minh của Mỹ.
Hiệp ước Bầu trời mở được ký năm 1992 và bắt đầu có hiệu lực vào năm 2002. 
Theo Thứ trưởng Grushko, động thái của Mỹ sẽ là đòn mạnh không chỉ giáng vào nền tảng an ninh châu Âu mà còn vào những lợi ích an ninh cốt lõi của các đồng minh Mỹ.
"Động thái này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến tình hình ổn định chiến lược và an ninh quân sự ở châu Âu, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của các đồng minh của Mỹ tham gia hiệp ước” - Thứ trưởng Grushko nêu rõ.
Ông Grushko khẳng định, Nga không vi phạm hiệp ước và không có gì ngăn cản việc tiếp tục đàm phán về các vấn đề kỹ thuật mà Mỹ nói Nga vi phạm.
“Kế hoạch rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở của Mỹ với lý do rằng Nga vi phạm các điều khoản là hoàn toàn không có cơ sở” - Phụ trách chương trình Không phổ biến vũ khí và Kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Nga Vladimir Yermakov nói với TASS hôm 21/5.
Trong khi đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, Moscow đang chờ Washington làm rõ về tuyên bố này.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở cùng Nga với lý do "Nga liên tục vi phạm các điều khoản của hiệp ước". Các quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho biết việc rút khỏi hiệp ước sẽ chính thức được thực hiện sau 6 tháng.
Hiệp ước Bầu trời mở được ký năm 1992 và bắt đầu có hiệu lực vào năm 2002. Thỏa thuận cho phép các quốc gia tham gia (34 quốc gia) công khai thu thập thông tin về các lực lượng vũ trang của nhau cũng như các hoạt động quân sự của các nước thành viên. Đây là hiệp ước kiểm soát vũ khí quan trọng thứ ba mà Tổng thống Trump hủy sự tham gia của Mỹ kể từ khi ông nhậm chức tháng 1/2017.
Trước đó, ông đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), ký năm 2015 giữa nhóm P5+1 với Iran và Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký với Nga năm 1988.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ