Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngày đầu khai hội, Khu di tích Đền Hùng vắng vẻ so với dự kiến

Kinhtedothi – Ngay trong ngày đầu tiên khai hội, Khu di tích lịch sử đền Hùng đón 10.000 lượt khách về dâng hương, vắng hơn so với dự kiến ban đầu.

Lễ hội đền Hùng, Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ 2023 chính thức khai mạc, đây là chuỗi sự kiện diễn ra đến hết ngày 29/4.

Chia sẻ với phóng viên Kinh tế&Đô thị, Giám đốc Khu di tích lịch sử đền Hùng Lê Trường Giang cho biết, ngày đầu tiên (22/4) của Lễ hội, Khu di tích đón khoảng 10.000 lượt khách đến dâng hương.

“Dù là ngày cuối tuần nhưng lượng khách đến với Khu di tích vắng hơn so với dự kiến ban đầu, chúng tôi hi vọng ngày mai lượng khách sẽ đông hơn với nhiều hoạt động xung quanh tại Khu di tích cũng như khu TP Việt Trì. Ngày đầu tiên chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp nào bị rơi, mất tài sản, chặt chém giá dịch vụ, mất an toàn khi về với đền Hùng. Tại các điểm thờ tự, người dân chấp hành nghiêm và không có trường hợp chống đối” – ông Lê Trường Giang nhấn mạnh.

Lễ hội đền Hùng, Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ 2023 có 5 hoạt động chính, gồm: Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm 2023; Liên hoan trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh; Kỷ niệm 20 năm thực hiện Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; Hội nghị - hội thảo "Phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch"; Triển lãm di sản văn hóa, du lịch các vùng kinh đô Việt Nam.

Cụ thể, Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm 2023 do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì, diễn ra từ ngày 21 - 28/4 tại Quảng trường Hùng Vương (TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). 

Trong khi đó, Liên hoan trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh do Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức tại Quảng trường Hùng Vương. Đây là chương trình giới thiệu di sản của Việt Nam tại các không gian do những nghệ nhân cộng đồng chủ thể di sản văn hoá phi vật thể thuộc các tỉnh, TP có di sản văn hóa phi vật thể trình bày.

Ngoài ra, Chương trình Kỷ niệm 20 năm thực hiện Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể sẽ diễn ra vào 20 giờ ngày 21/4 tại Quảng trường Hùng Vương. Đây là sự kiện thể hiện nỗ lực, vai trò của Việt Nam trong việc thực hiện cam kết khi tham gia Công ước 2003 của UNESCO đối với việc nghiên cứu, kiểm kê, nhận diện, thực hành, truyền dạy, quảng bá, giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể sau khi được UNESCO ghi danh.

Bên cạnh đó, Hội nghị - hội thảo "Phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch" diễn ra sáng 22/4 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Phú Thọ với sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, đại diện một số cơ quan liên quan ở T.Ư, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Văn phòng UNESCO Hà Nội... 

Sự kiện Triển lãm di sản văn hóa, du lịch các vùng kinh đô Việt Nam diễn ra từ ngày 21 - 29/4 tại Quảng trường Hùng Vương do Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Bộ VHTT&DL) tổ chức nhằm giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa, góp phần nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam...

Hé lộ chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội đền Hùng

Hé lộ chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội đền Hùng

Chính thức khai mạc Lễ hội Đền Hùng

Chính thức khai mạc Lễ hội Đền Hùng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ