Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nghệ An: Cần xem xét quy trình xả lũ của các thủy điện

Kinhtedothi - Việc bị ngập lũ cục bộ từ ngày 27 đến 29/9 gây thiệt hại lớn trên địa bàn, UBND huyện Quỳ Châu đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Nghệ An, trong đó kiến nghị xem xét đánh giá quy trình xả lũ của các thủy điện...

Báo cáo của huyện Quỳ Châu cho thấy, đêm 26 rạng sáng ngà 27/9, trên địa bàn mưa lớn cộng thêm lưu lượng xả lũ của các thủy điện trên sông Quàng từ 2.000 đến 2.500m3/s, đã gây ra cảnh ngập lụt trên diện rộng, làm thiệt hại cho địa phương trên 177 tỷ đồng.

Trận lũ này đã làm 1 người tử vong là ông Lữ Văn Khuyên (SN 1952, xã Châu Tiến, Quỳ Châu). Lũ dâng nhanh trong đêm khiến hơn 5.000 người phải sơ tán tới nơi an toàn. Gần 1.400 ngôi nhà của các hộ dân bị ngập, 1 nhà bị sập. Nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch như Quốc lộ 48A, Quốc lộ 48D, tỉnh lộ 544 bị sạt lở nhiều đoạn, gây chia cắt, tê liệt giao thông. 40 cột điện hạ thế, 5 cột trung thế, 3 trạm biến áp...bị ngập. Nhiều hồ chứa nước, kè bị sạt lở, cuốn trôi. Nhiều trường học, trạm viễn thông, trạm y tế ngập lũ gây thiệt hại lớn. Hơn 850 ha lúa hè thu, hơn 123 ha hoa màu, hơn 190 ha thủy sản...bị thiệt hại.

Mưa lũ vừa qua khiến Quỳ Châu thiệt hại nặng nề, Nhân dân địa phương kiến nghị UBND tỉnh Nghệ An hỗ trợ đánh giá làm rõ nguyên nhân trong đó liên quan việc các thủy điện đồng loạt xả lũ ngày 27/9. 

Trước những thiệt hại lớn này, chính quyền và Nhân dân huyện Quỳ Châu cũng đã có kiến nghị kèm theo báo cáo thiệt hại gửi UBND tỉnh Nghệ An, mong được hỗ trợ đánh giá nguyên nhân gây ra ngập lũ, trong đó xem xét quy trình xả lũ của các nhà máy thủy điện vào ngày 27/9.

Trao đổi với phóng viên về nội dung này, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu Lê Hải Lý cho biết, trận lũ gây thiệt hại quá lớn, Nhân dân mong muốn xem xét nguyên nhân, nhất là việc đánh giá quy trình xả lũ của ba thủy điện trên sông Quàng vào ngày 27/9. Cả ba thủy điện gồm: Sông Quang, Nhạn Hạc, Châu Thắng đều thực hiện xả lũ với lưu lượng lớn, thế nhưng duy nhất chỉ thủy điện Châu Thắng có thông báo gửi huyện để huyện có phương án cũng như thông báo tới Nhân dân. Còn thủy điện Nhạn Hạc, Sông Quang thì không có thông báo. Họ chỉ thông báo về cho Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai tỉnh cũng như Chi cục Thủy lợi nắm và thông tin, khi huyện nhận được thông báo thì lũ lớn cũng đã ùa về gây ngập lụt rồi...

“Nguyên nhân vẫn được đánh giá là do mưa rất lớn, nhưng đồng thời việc xả lũ của các nhà máy thủy điện cộng hưởng thêm. Bây giờ Nhân dân đang kiến nghị làm rõ trách nhiệm. Việc này thẩm quyền của tỉnh còn huyện không thể giải quyết được. Vừa rồi người dân cũng đã có ý kiến nhiều nhưng hiện chưa thấy tỉnh chỉ đạo cụ thể nội dung này...”, ông Lê Hải Lý thông tin.

Nói về câu chuyện này, ông Nguyễn Trường Thành - Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự Nghệ An lại cho rằng, đơn vị cũng chỉ nhận thông báo xả lũ từ các thủy điện, sau đó phát thông báo này lên các phương tiện thông tin đại chúng như báo tỉnh, đài tỉnh...Còn nội dung thông báo cho huyện, thị là của nhà máy thủy điện, đơn vị trực tiếp vận hành liên hồ chứa thực hiện trước khi thực hiện xả lũ.

Là một huyện miền núi, vùng cao nhưng trận lũ vừa qua khiến huyện Quỳ Châu bị ngập cục bộ, chi cắt nhiều địa bàn, thiệt hại vô cùng lớn. 

Theo thông báo từ Chi cục Thủy lợi Nghệ An cung cấp cho thấy, ngày 26/9 thủy điện Châu Thắng đã có văn bản số 67/TB - PQP, thông báo kế hoạch vận hành xả lũ hồ chứa dự kiến từ 4 giờ sáng ngày 27/9, lưu lượng xả từ 76m3/s đến 450m3/s. Tiếp đó, đơn vị này có thông báo số 68/TB-PQP, ngày 27/9, với nội dung do nước hồ tăng đột biến. Thủy điện Nhạn Hạc xả khẩn cấp theo thông báo số 2709/2003/TB-NMNH vào lúc 2 giờ sáng 27/9. Thủy điện Châu Thắng xả khẩn cấp vào lúc 2 giờ 35 phút, lưu lượng xả từ 76m3/s đến 1.200m3/s. Tiếp đó, thủy điện Châu Thắng có thông báo số 69/TB-PQP, với nội dung hiện tại lưu vực hồ chứa mưa to, rất to, lượng nước về hồ có xu hướng gia tăng, dự kiến mức xả lũ về hạ du có thể đến 2.500m3/s, thời gian xả lũ tăng cường từ 8 giờ 30 phút ngày 27/9.

Trong ngày 27/9, nhà máy thủy điện Sông Quang cũng đã có thông báo xả lũ số 26TB-2023/TB-SQ, với lưu lượng xả từ 20m3/s đến 90m3/s, thời gian bắt đầu xả từ 2 giờ 30 phút ngày 27/9 đến khi hết đợt mưa lũ. Trong ngày 27/9, thủy điện Nhạn Hạc của Công ty cổ phần ZAHƯNG cũng đã có thông báo số 2709/2003/TB-NMNH về việc xả lũ với lưu lượng xả tăng cường từ 500m3/s đến 1.100m3/s.

Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An Phùng Thành Vinh thông tin, việc đánh giá tác động cần cả một hội đồng, cơ quan chuyên môn... Không thể đánh giá chủ quan về nguyên nhân được. Trước đây khi đánh giá tác động xả lũ thủy điện chắc chắn đã có, đã được phê duyệt, bây giờ để chứng kiến việc xả lũ không đúng như đã phê duyệt thì phải cơ quan chuyên môn, Sở NN&PTNT không đủ nhân lực để làm được.

Trận lũ vừa qua đã khiến nhiều trường học, hàng trăm học sinh gặp khó khăn do lũ cuốn hết sách vở, đồ dùng học tập.

“Nếu UBND tỉnh giao đánh giá thì Sở NN&PTNT vẫn sẵn sàng làm nhưng mình chỉ là cơ quan đầu mối, nên cử những đồng chí, cơ quan có chuyên môn sâu để phối hợp làm...và cần những đánh giá khoa học, chính xác”, ông Phùng Thành Vinh bày tỏ.

Nghệ An: Gồng mình chống chọi lũ lớn

Nghệ An: Gồng mình chống chọi lũ lớn

Nghệ An: Yêu cầu tăng cường theo dõi ứng phó mưa lũ và sạt lở đất

Nghệ An: Yêu cầu tăng cường theo dõi ứng phó mưa lũ và sạt lở đất

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ