Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nghỉ hưu sớm được hưởng lương hưu, chế độ như thế nào?

Câu hỏi:

Tôi là nữ giáo viên mắc bệnh hiểm nghèo nên không còn đủ sức khỏe để đi dạy, đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) được hơn 20 năm. Vậy tôi có được nghỉ hưu sớm không và thủ tục chuẩn bị gồm những gì? Nếu được nghỉ hưu sớm, quyền lợi được hưởng như thế nào? - Tích Nương (Hà Nội)

BHXH Hà Nội trả lời:

Theo quy định tại Nghị định 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì tuổi đời của bạn chưa đủ điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi trong điều kiện người lao động làm việc trong điều kiện bình thường.

BHXH TP cung cấp thông tin về pháp luật BHXH liên quan đến nội dung bạn hỏi về việc nghỉ hưu trước tuổi và cách tính lương hưu để bạn tham khảo và đối chiếu với các điều kiện của bản thân để nắm được.

1. Theo quy định tại Điều 169, Khoản 1 Điều 219 Bộ Luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ thì kể từ ngày 01/01/2021 tuổi nghỉ hưu đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ được điều chỉnh theo lộ trình mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 (tại năm 2023 là 60 tuổi 9 tháng) và tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035 (tại năm 2023 là 56 tuổi).

Theo quy định trên về điều kiện nghỉ hưu trước tuổi của người lao động đã có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên như sau:

 - Nghỉ hưu thấp hơn không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường tại thời điểm nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

+ Có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm (NNĐHNH) hoặc đặc biệt NNĐHNH thuộc danh mục do Bộ LĐTB&XH ban hành; có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021);

Chi trả lương hưu, trợ cấp cho người dân Hà Nội. Ảnh: Thanh Bình

+ Có tổng thời gian làm nghề, công việc NNĐHNH hoặc đặc biệt NNĐHNH và thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021) từ đủ 15 năm trở lên;

+ Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

- Nghỉ hưu thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường khi thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

+ Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

- Không bị quy định giới hạn về tuổi đời khi đã có đủ 20 năm đóng BHXH và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

+ Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt NNĐHNH thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Như vậy, người lao động cần đáp ứng đồng thời các điều kiện:

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

- Đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên.

Tuy nhiên, tùy vào mức độ suy giảm khả năng lao động và công việc đã đảm nhiệm có thể nghỉ hưu sớm từ 5 đến 10 năm, hoặc thậm chí nghỉ hưu ngay tại thời điểm theo quy định. Người lao động phải thực hiện giám định sức khỏe quy định tại Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017.

2. Cách tính lương hưu

Căn cứ quy định tại Điều 56 Luật BHXH 2014 thì mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng BHXH bắt buộc được tính theo công thức sau đây:

Mức lương hưu hằng tháng = (Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng) x (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH)

Trong đó: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:

- Đối với nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi bị giảm 2% tỷ lệ hưởng lương hưu; tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ %.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

12/01/2025 | 15:33

Kinhtedothi – Thực hiện Luật Thủ đô 2024, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường nghề thực hiện giải pháp thu hút chuyên gia giỏi chuyên môn, có năng lực quản trị; thay đổi phương thức đào tạo nghề, hợp tác sâu hơn với DN; quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động...

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

12/01/2025 | 01:09

Kinhtedothi – Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ