Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nghị lực của chàng trai mất 2 chân, suy thận độ 2

Có lẽ chưa khi nào tôi lại nhận được một lá thư ngỏ gây nhiều xúc động và bất ngờ đến thế. Lá thư của một người khuyết tật nặng bẩm sinh, cuộc sống cũng không hề dư dả nhưng lại kêu cứu cho một người khác…

“Em ấy đã bị cưa cả 2 chân, giờ còn suy thận độ 2, phải thường xuyên thăm khám, điều trị bằng thuốc, nhưng vì quá nghèo nên đành ngồi nhà chịu đựng bệnh ngày càng nặng thêm”, lá thư nêu.
Bức ảnh chụp chị Oanh và Đông cách đây 11 năm. Giờ chân trái của Đông cũng không còn. Trâu, nghé được dự án tặng cũng đã bán để lấy tiền chữa bệnh cho Đông

Chị Ngô Kim Oanh, SN 1975, ở huyện Thường Tín, Hà Nội. Khi sinh ra chị bị mắc chứng bại não. Hơn 40 tuổi là hơn 40 năm chị phải sống chung với căn bệnh quái ác. Giờ đây, do di chứng của bệnh, xương khớp của chị đã hỏng gần hết. Gia đình cũng đã đưa chị đi chạy chữa nhiều BV lớn. Nhưng đến đâu, bác sĩ cũng lắc đầu, họ nói, xương sống của chị đã hỏng hết, rồi cả xương đầu gối cũng hỏng khiến chị đi lại rất khó khăn.
Thỉnh thoảng chị vẫn xin thi vào làm cộng tác viên, nhân viên thời vụ của các tổ chức nhân đạo, thực hiện các dự án hỗ trợ người khuyết tật. Nhưng công việc không thường xuyên, mọi chi phí sinh hoạt và chữa bệnh đều trông vào lương hưu của bố mẹ chị.
Nhưng kể với tôi, chị bảo, đó là trao đổi giới thiệu bản thân thôi, hãy quên bệnh tật và hoàn cảnh của chị đi. Em Cù Văn Đông mới là người cần phải hỗ trợ khẩn cấp. Cách đây 11 năm, chị Oanh gặp Đông ở Ninh Bình. Ngày đó, chị là nhân viên của Tổ chức Quan tâm thế giới- một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật. Khi dự án về tới Ninh Bình, chị Oanh đặc biệt chú ý tới hoàn cảnh của chàng trai Cù Văn Đông, SN 1984, ở xã Kim Tân, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Đông mắc bệnh thận nhiễm mỡ từ năm 1990, gây tắc mạch máu và nhiều biến chứng nghiêm trọng khiến em phải cưa chân phải năm 2005. Gia đình Đông thuộc hộ nghèo của xã. Bố mẹ em sức khỏe yếu, lại phải tập trung điều trị bệnh cho em trong một thời gian dài nên hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn. Bố em đã lâm bệnh và mất năm 2016. Một mình mẹ Đông với sào ruộng canh tác qua ngày, cái ăn cho 2 mẹ con còn chưa đủ huống gì tiền để chữa bệnh. Đông có một em trai, nhưng vợ chồng người em cũng quá nghèo, lo cho gia đình riêng với 2 con nhỏ mà chỉ trông vào lương công nhân và làm ruộng cũng thiếu đói quanh năm.
Anh Cù Văn Đông và mẹ.
Thời điểm năm 2008, nguy cơ sẽ bị cưa nốt chân trái do tắc mạch máu, Đông đã phải nằm điều trị tại BVĐK Ninh Bình. Được một số tổ chức, cá nhân quyên góp tiền hỗ trợ chi phí điều trị (lúc đó khoảng hơn 80 triệu đồng) nên em đã tạm ổn định và ra viện. Tuy nhiên do sức khỏe suy giảm nghiêm trọng nên tháng 2011, Đông phải vào BV tỉnh một lần nữa để cấp cứu. Bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật xử lý tắc mạch máu. Hoàn cảnh khó khăn, thuốc thang không đầy đủ do không có tiền, lại không được đưa đi viện kịp thời, chân trái của Đông đã bị hoại tử vì chứng tắc mạch máu. Bác sĩ đã phải cưa nốt chân trái của Đông.
Có lẽ không có gì bất hạnh hơn cuộc đời của một chàng trai bị mất đi đôi chân của mình. Nằm trên giường bệnh, Đông chỉ mong nhanh lành để có thể học một nghề gì đó phù hợp với tình trạng khuyết tật của mình đỡ đần mẹ bữa rau bữa cháo. Và ước mong lớn nhất của Đông là bệnh tật hãy tha cho mình một con đường sống một cuộc sống bình yên. Số phận quả là biết trêu ngươi, gần đây, thấy sức khỏe yếu đi, đi khám, bác sĩ lại kết luận Đông bị suy thận độ 2. Mà khám về thận, phải ra BV Bạch Mai (Hà Nội) để có phác đồ điều trị tốt.
Từ hồi tháng 10/2018, chị Oanh và nhóm bạn bè thân thiết mỗi người một chút giúp Đông có đâu dăm triệu, đủ tiền đi đường và ra Hà Nội khám bệnh. Lúc đó, bác sĩ bảo suy thận độ 2 rồi là một tháng đôi lần phải ra thăm khám lại, để xem xét tiến triển của việc điều trị, kê đơn thuốc, uống thuốc đầy đủ, nếu không điều trị cẩn thận dẫn đến suy thận nặng thì chỉ có nước chạy thận hoặc thay thận.
Có lẽ Đông và mẹ già chả dám nghĩ xa đến thế, giờ, đến vài triệu để ra khám lại theo lời hẹn của bác sĩ mà còn chưa biết kiếm đâu ra. Nhìn ra sào ruộng con con trơ khấc trong gió lạnh mà 2 mẹ con chỉ biết ôm nhau khóc.
Rất mong các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm và có khả năng giúp đỡ em Đông và gia đình trong hoàn cảnh khó khăn này. Xin vui lòng liên hệ: Bà: Ngô Thị Hằng (mẹ của em Đông), địa chỉ: Xóm 1 - Kim Tân - Kim Sơn - Ninh Bình ĐTDĐ: 0352 982 866 chị: Ngô Thị Kim Oanh Nhân viên cũ của Tổ chức Quan tâm thế giới ĐTDĐ: 091 225 3691, số TK: Ngô Thị Kim Oanh, 0011002317882, Ngân hàng VIETCOMBANK Chi nhánh Hà Nội
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ