Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nghịch lý chuyện nhà, đất ở cho người thu nhập thấp

Kinhtedothi - Trước hết, phải nói Việt Nam là một trong những nước quan tâm nhiều đến nhà ở cho người thu nhập thấp, chủ yếu là công nhân trong các công ty, nhà máy và người lao động tự do. Đây là câu chuyện được bàn đến nhiều trên diễn đàn từ T.Ư tới địa phương, trên báo chí…

Cũng từ đó, đã có nhiều giải pháp đã được đề ra và thực hiện. Như ở Bình Dương, cách nay mấy năm, tỉnh này đã cho xây nhà giá rẻ, ưu tiên bán cho công nhân lao động trong tỉnh với mức giá vài trăm triệu đồng một căn. Hay ở Đồng Nai, tỉnh khuyến khích các công ty dành phần đất xây nhà ở cho công nhân…

Đặc biệt, gần đây, Vinhomes có kế hoạch xây dựng 500.000 căn hộ trong 5 năm tới với giá 300 - 950 triệu đồng mỗi căn. Đây là dự án cực kỳ lớn, nếu thực hiện tốt sẽ làm giảm khó khăn về nhà ở cho người thu nhập thấp.
Tuy nhiên, dường như đang có hai khái niệm về “người thu nhập thấp” trong xã hội.

Trong đời sống thường nhật, người thu nhập thấp thì chỉ làm ra khoảng 5 - 7 triệu đồng/tháng, thậm chí thấp hơn. Với số tiền này, cùng với việc phải chi tiêu cho việc ăn, mặc… thì người thu nhập thấp chưa đủ để sống chứ đừng nói để tích lũy mua nhà và làm sao có thể tích lũy đến 300 triệu đồng hoặc hơn nữa.

Thêm nữa, nhà giá rẻ cũng đồng nghĩa không thể đòi hỏi chất lượng khá. Một khu chung cư lúc đó sẽ chen chúc nhiều căn hộ nhỏ tầm 30m2, thậm chí nhỏ hơn và lúc đó rất có thể dạng… “khu ổ chuột” ra đời sau mấy năm bị xuống cấp.

Như đã nói, việc nỗ lực cung cấp căn hộ giá rẻ hoặc cho thuê giá rẻ cho người lao động thu nhập thấp là đáng quý của các cấp chính quyền, của các DN có tâm, biết nghĩ đến cuộc sống của những người nghèo. Tuy nhiên, nhà ở là một phần của “an cư lạc nghiệp” không thể chỉ là căn hộ đơn giản, nghèo nàn.

Hơn nữa, chủ sở hữu nó không thể có một “cục tiền” để trả ngay mà phải vay ngân hàng, với lãi suất nói chung là thả nổi, sẽ tăng khi nền kinh tế lạm phát. Vậy có “an cư” nổi không trong hoàn cảnh nợ nần, nhà cửa xuống cấp...

Nhìn sâu xa, đa số công nhân và người lao động có gốc gác từ nông thôn, trừ một số người đã bán nhà bán ruộng, bỏ quê lên phố làm công nhân hay buôn bán nhỏ, đa số còn lại là vẫn giữ “cái gốc” ở quê. Tức, họ vẫn giữ hộ khẩu ở quê, nơi đó còn bố mẹ, họ hàng…

Và quan trọng là tâm lý của họ vẫn sau khi lên phố kiếm được một số tiền thì về quê làm ăn, sinh sống cho đến cuối đời. Vậy, cái nhà họ cần (nếu không ở chung với bố mẹ) vẫn là nhà ở quê. Nếu có nhà trên phố (giá rẻ) họ sẽ sang nhượng lại cho người khác.

Nhưng nghịch lý ở chỗ, giờ đây đất ở quê nhiều nơi cũng đắt đỏ. Hầu hết, các địa phương không còn khoanh đất giãn dân như trước kia.

Một công nhân lao động quê vùng ven Hà Nội nói: “Chỗ tôi đã mấy chục năm xã “quên” khoanh đất giãn dân. Giờ mua đất ở phải tham gia đấu giá do huyện tổ chức. Và người trúng đấu giá đất lại là người ở đâu đến không phải là người trong xã. Thế là đất đã hẹp, người lại càng đông khi con cháu lần lượt ra đời còn thêm người ở nơi khác đến. Khi đó, đất lại càng hiếm và giá lại càng tăng, ngoài tầm với của chúng tôi”.

Nghịch lý nhà cửa cho người thu nhập thấp không chỉ đến từ khan hiếm căn hộ giá rẻ (và khái niệm “rẻ” rất mơ hồ) mà còn thiếu đất ở của nhiều vùng nông thôn do chính sách quy hoạch đất ở không theo kịp nhu cầu của xã hội.

Bảo hiểm vi mô quan tâm tới đối tượng có thu nhập thấp

Bảo hiểm vi mô quan tâm tới đối tượng có thu nhập thấp

Lương và thu nhập thấp, 35,5% công nhân phải đi vay tiền để sống

Lương và thu nhập thấp, 35,5% công nhân phải đi vay tiền để sống

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tại sao mức phạt tăng?

Tại sao mức phạt tăng?

10/01/2025 | 13:16

Kinhtedothi - Những ngày gần đây dư luận tập trung chú ý đến nhiều mức phạt vi phạm khi tham gia giao thông.

Ám ảnh... chân mày phong thủy

Ám ảnh... chân mày phong thủy

03/01/2025 | 09:29

Kinhtedothi - Anh B. là công nhân thợ hàn rất giỏi tay nghề, siêng năng. Anh là một người trong nhóm thợ giỏi nhất của công ty, thường xuyên được cử làm những công trình khó; có khi đi sang Thái Lan, Hàn Quốc... để hàn những mối hàn phức tạp.

Hài nhảm trên mạng xã hội

Hài nhảm trên mạng xã hội

27/12/2024 | 09:55

Kinhtedothi - Đó là nỗi lo có thật và ngày càng lớn dần lên vì những loại nhảm nhí này xuất hiện ngày càng nhiều.

Không sử dụng điện thoại trên lớp

Không sử dụng điện thoại trên lớp

20/12/2024 | 10:01

Kinhtedothi - Mới đây, nhóm phụ huynh của một trường học tại Hà Nội nhận được thông báo của nhà trường về việc thực hiện mô hình “Lớp học không điện thoại”.

Pháo nổ tự chế - đến hẹn lại lo

Pháo nổ tự chế - đến hẹn lại lo

06/12/2024 | 09:54

Kinhtedothi - Mới đây, một phụ huynh lo lắng ra mặt khi cô giáo chủ nhiệm lớp con mình thông báo vừa xảy ra tai nạn nổ pháo tự chế, ở trường học xã bên, học sinh chế pháo bị thương nặng.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ