Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngợi ca công lao của bậc sinh thành bằng ngôn ngữ nghệ thuật

Kinhtedothi – Rằm tháng 7 (âm lịch) – mùa Vu Lan báo hiếu là dịp lễ quan trọng trong văn hóa của người Việt. Cùng với các nghi lễ, trong dịp này, nhiều chương trình nghệ thuật được tổ chức để ngợi ca công lao của các bậc sinh thành.

Truyền tải thông điệp ý nghĩa

“Phận mồ côi rất tội, lúc nào cũng thiếu thốn tình cảm. Ai mất cha, mất mẹ… cũng đều tội như nhau. Năm 1996, bố tôi qua đời, khi đó, tôi thật sự thấy trống trải vì đã mất đi một chỗ dựa vững chắc. Đến năm 2005 tôi mất mẹ, tôi đã chia sẻ lên trang Facebook của mình là “Từ hôm nay, tôi mồ côi…” để thể hiện sự cám cảnh của phận mồ côi dù năm nay đã suýt soát 80 tuổi” – NSND Lê Chức, cố vấn chương trình nghệ thuật “Ơn nghĩa sinh thành 2024” chia sẻ tại buổi họp báo, được tổ chức sáng 8/8 tại Hà Nội.

NSND Lê Chức - cố vấn chương trình nghệ thuật “Ơn nghĩa sinh thành 2024”.

Theo NSND Lê Chức, chương trình "Ơn nghĩa sinh thành" do báo Tuổi trẻ Thủ đô kết hợp với Oscar Media tổ chức dịp lễ Vu Lan hàng năm rất ý nghĩa. Đây chính là cách truyền đi thông điệp về sự biết ơn đối với các đấng sinh thành, góp phần bồi đắp tâm hồn và cảm xúc cho những người trẻ. 

Điều đặc biệt của chương trình nghệ thuật chính là lấy âm nhạc để ca ngợi công lao trời biển của bậc sinh thành, qua đó nhắc nhở trách nhiệm của thế hệ cháu con phải có lối sống biết ơn, có cái tâm của người con hiếu thảo. Chương trình sử dụng các loại hình trình diễn nghệ thuật đặc sắc kết hợp đa dạng giữa âm nhạc, múa nghệ thuật, thơ ca, kịch nói… cùng các thủ pháp sân khấu hiện đại để truyền đi thông điệp ý nghĩa trong mùa Vu Lan báo hiếu.

Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Nguyễn Mạnh Hưng phát biểu tại buổi họp báo.

Nhấn mạnh ý nghĩa của gia đình, của mùa Vu Lan báo hiếu, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Nguyễn Mạnh Hưng cho biết: "Gia đình - chiếc nôi thiêng liêng đưa chúng ta đến với cuộc đời, là bến đỗ bình yên sau mỗi thăng trầm của cuộc sống. Ở nơi đó có hai người luôn quan tâm, chăm sóc, yêu thương, lo lắng cho chúng ta vô điều kiện. Đó chính là cha và mẹ...".  

 

Chương trình "Ơn nghĩa sinh thành'' có thời lượng 120 phút, bao gồm 3 phần. Phần 1 mở đầu với hoạt cảnh “Một đời gồng gánh” và bài hát “Đường về nhà”. Phần 2 “Ơn nghĩa sinh thành” giới thiệu chuỗi hoạt động trong hành trình tri ân, báo hiếu mà Ban Tổ chức thực hiện bền bỉ trong những năm qua. Phần 3 là chương trình nghệ thuật với 3 chương “Ngày xưa yêu dấu”, “Công cha nghĩa mẹ” và “Lời nguyện cầu”.

Truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam ta là hiếu thảo, là đạo nghĩa gia đình, trên kính, dưới nhường và biết ơn vô bờ với cha mẹ. Tiếp nối thành công của những năm trước, chương trình "Ơn nghĩa sinh thành" năm nay hứa hẹn là đêm nghệ thuật xúc động, sâu lắng trong không gian trang trọng với những ca khúc, câu chuyện ca ngợi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ và nhắc nhở về đạo hiếu nghĩa và lòng biết ơn của cháu con. 

Tôn vinh tinh đạo hiếu

Chào mừng lễ Vu Lan báo hiếu Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024, vào lúc 20 giờ ngày 10/8, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật, “Vu Lan – Đạo hiếu & Dân tộc năm 2024”.

Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức chương trình cho biết: “Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc năm 2024” là nén tâm hương thành kính, thể hiện sự tri ân, lòng biết ơn, nhớ nguồn của thế hệ con cháu hôm nay và mai sau với các bậc tiền nhân đã có công xây dựng, bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó là đề cao đức hiếu sinh, tình yêu với quê hương với đất nước.

Chương trình chọn lựa những nội dung phù hợp theo từng năm, tôn vinh tinh thần hiếu đạo, truyền thống văn hóa nhân văn trong xã hội. Theo Hòa thượng Thích Gia Quang, năm nay Ban Tổ chức tập trung vào việc đổi mới kết cấu của chương trình giao lưu nghệ thuật, gắn kết chuỗi hoạt động an sinh xã hội với hành trình hướng về Điện Biên Phủ nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Chương trình nghệ thuật được xây dựng một cách tỉ mỉ từ nội dung đến việc thiết kế dàn dựng, nêu bật ý nghĩa "Văn hóa hiếu đạo".

 

Đạo hiếu, từ nghìn đời nay vẫn luôn là giá trị đạo đức cao đẹp, là nền tảng cho mọi sự phát triển trong cuộc sống. Lễ Vu Lan hàng năm là dịp để mỗi người con Phật nhớ về công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, thể hiện lòng hiếu thảo bằng những hành động thiết thực. Vu Lan báo hiếu không chỉ là trách nhiệm của mỗi người con, mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.

Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

04/02/2025 | 10:13

Kinhtedothi - Ngày 3/2 (mùng 6 tháng Giêng) lễ hội Chạy cày đã diễn ra tưng bừng tại làng Đan Trì, xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là lễ hội cổ xưa mang ước vọng cho quê hương đất nước thanh bình, no ấm, người dân an cư, lạc nghiệp.

Độc đáo phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

Độc đáo phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

30/01/2025 | 06:07

Ông Đinh Công Su, thôn Đồng Vỡ, xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội cho biết, người Mường có tiếng nói, không có chữ viết nên mỗi dịp Tết Nguyên đán là dịp người Mường truyền lại văn hóa cho các thế hệ mai sau.

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ