Người bị tiểu đường cần có lối sống lành mạnh
Kinhtedothi - Nghiên cứu mới cho thấy, thay đổi lối sống có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim của người bị tiểu đường.
Bệnh tiểu đường loại 2 là một rối loạn chuyển hóa do kháng insulin (giảm độ nhạy cảm với hoạt động của insulin) dẫn đến lượng đường trong máu cao. Số người mắc tiểu đường ngày càng nhiều, càng có xu hướng trẻ hóa. Đây là một mối quan tâm lớn về sức khỏe cộng đồng, vì bệnh tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim, bao gồm đau tim, rung tâm nhĩ và suy tim.
Sự phát triển và tiến triển của tiểu đường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Một số, chẳng hạn như chủng tộc/sắc tộc, tuổi và giới tính của một người không thể sửa đổi được. Những thứ khác, bao gồm trọng lượng cơ thể, tập thể dục và chế độ ăn uống có thể được thay đổi.
Điều may mắn là, nghiên cứu mới cho thấy, thay đổi lối sống có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim của người bị tiểu đường.
Vào năm 2010, Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) đã xuất bản “Life's Simple 7” (7 điều đơn giản của cuộc sống), họ định nghĩa là có 7 yếu tố rủi ro mà mọi người có thể cải thiện thông qua thay đổi lối sống để giúp đạt được sức khỏe tim mạch lý tưởng. Các yếu tố này bao gồm tình trạng hút thuốc, hoạt động thể chất, trọng lượng cơ thể lý tưởng, lượng trái cây và rau quả tươi, lượng đường trong máu, mức cholesterol và huyết áp.
Điều thú vị nữa, nghiên cứu cho thấy, nếu áp dụng cách sống lành mạnh sẽ tốt cho cả người bị tiểu đường, lẫn người không/chưa bị tiểu đường. Vậy mục tiêu cần phấn đấu là gì trong quản lý lối sống sao cho lành mạnh là gì?
Quản lý huyết áp: 120/80mm Hg hoặc thấp hơn là tốt nhất.
Kiểm soát cholesterol: Đặt mục tiêu cho tổng lượng cholesterol dưới 200 mg/dL.
Giảm lượng đường trong máu: Đặt HbA1c (số đo trung bình của lượng đường trong máu trong 3 tháng qua) dưới 5,7% nếu bạn bị tiền tiểu đường hoặc dưới 6,5% nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Hãy năng động: Mục tiêu vận động cơ thể của bạn là 150 phút mỗi tuần cho hoạt động cường độ vừa phải hoặc 75 phút mỗi tuần cho hoạt động mạnh mẽ.
Ăn tốt hơn: Điều này có nghĩa là ăn tăng cường trái cây và rau quả mỗi ngày.
Giảm cân: Cần đạt mục tiêu chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 25.
Bỏ thuốc lá: Giúp phòng tránh nguy cơ bệnh tim mạch, chưa kể đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, COPD...
Cách chọn sữa phù hợp với người bệnh tiểu đường
Kinhtedothi - Do đặc thù bệnh lý khiến người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống kiêng khem rất nghiêm ngặt. Vì thế, bổ sung sữa dành cho người bệnh tiểu đường rất quan trọng, vừa giúp hỗ trợ điều trị bệnh, vừa cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
Singapore nỗ lực ngăn chặn bệnh tiểu đường bất chấp những rủi ro về kinh tế
Kinhtedothi - Singapore sẽ thắt chặt các quy định về hiển thị hàm lượng đường trong đồ uống tại các nhà bán lẻ trong nỗ lực kìm hãm sự gia tăng của căn bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân tỷ lệ tiểu đường tăng mạnh ở châu Á và châu Phi
Kinhtedothi - Ước tính số người mắc bệnh tiểu đường ở châu Á và châu Phi sẽ lên đến 560 triệu người vào năm 2045.