Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Bình:

Người dân nô nức viếng thăm đền Công chúa Liễu Hạnh ngày đầu năm

Kinhtedothi - Sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022, hàng ngàn người dân từ khắp nơi đã đội mưa đổ về viếng thăm Đền Công chúa Liễu Hạnh, ước nguyện năm mới bình an, nhiều tài lộc.

Ngày 1/1 (tức mùng 1 Tết Nguyên đán), mặc dù thời tiết có mưa phùn, gió lạnh nhưng hàng nghìn người dân 2 tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh đã nô nức viếng thăm đền thờ Công chúa Liễu Hạnh (tỉnh Quảng Bình).
Theo ghi nhận của phóng viên, khi đến khu vực đền Công chúa Liễu Hạnh để dâng hương, cầu an. Đa số người dân đều chấp hành nghiêm chỉnh các quy định phòng chống dịch, đeo khẩu trang, khử khuẩn và giữ khoảng cách.
Đền thờ Công chúa Liễu Hạnh nằm ngay dưới chân Đèo Ngang và tọa lạc tại một khu đất bằng phẳng, phía trước dãy Hoành Sơn trên địa phận xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đối với nhiều người dân Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng thì Công chúa Liễu Hạnh là một vị thánh luôn được kính trọng trong tín ngưỡng, văn hóa tâm linh...
Theo truyền thuyết, Mẫu Liễu Hạnh là một trong 4 vị thánh Tứ Bất tử. Bà vốn là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng Thượng đế, 3 lần giáng trần. Bà đã được các triều đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều Sắc, tôn phong là "Mẫu nghi thiên hạ - Mẹ của muôn dân", "Chế Thắng Hòa Diệu đại vương" và cuối cùng quy y cửa Phật theo lối bán tu rồi thành đạo là Mã Vàng Bồ Tát.
Đền thờ công chúa Liễu Hạnh có diện tích khoảng gần 340m2. Công trình được xây dựng trên nền đá, gạch, vôi nhưng mang trong đó là cả một truyền thống thẩm mỹ của người Á Đông, cũng thấm đượm bản sắc dân tộc.
Với người dân Quảng Bình, Hà Tĩnh thì đền Công chúa Liễu Hạnh luôn là địa điểm linh thiêng được ghé thăm đầu tiên trong ngày đầu năm mới. Người dân đến đây đề cầu bình an, tài lộc, sức khỏe cho gia đình, người thân. So với năm trước, thì năm nay người dân đến viếng thăm có phần đông đúc hơn và chấp hành nghiêm túc đeo khẩu trang phòng chống dịch.
Theo ông Phan Văn Thành - Phó Trưởng ban Quản lý Đền thờ Công chúa Liễu Hạnh, để chuẩn bị tốt công tác đón khách đến dâng hương trong những ngày đầu năm mới, Ban quản lý đền thờ Công chúa Liễu Hạnh đã quán triệt đến cán bộ, nhân viên tuân thủ các quy định phòng chống dịch, chuẩn bị nước khử khuẩn, nhắc nhở người dân đeo khẩu trang, giữ khoảng cách để đảm bảo an toàn. “Chúng tôi thường xuyên phát loa tuyên truyền, nhắc nhở người dân tuân thủ các quy định. Đảm bảo vui xuân, đón Tết an toàn, lành mạnh. Đặc biệt, phòng ngừa lây lan dịch bệnh Covid-19” - ông Thành cho biết.
Rất đông em nhỏ dậy sớm cùng gia đình đến dâng hương ngày đầu năm, luôn tuân thủ quy định phòng chống dịch.
Năm 1995, UBND tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định công nhận đền thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh là di tích lịch sử văn hóa kiến trúc - nghệ thuật - tôn giáo vì những giá trị văn hóa của di tích gắn liền với lịch sử từ hàng trăm năm nay.
Quảng Bình: Nông dân thấp thỏm lo vụ hoa Tết

Quảng Bình: Nông dân thấp thỏm lo vụ hoa Tết

Quảng Bình: Khởi công xây dựng dự án đường ven biển

Quảng Bình: Khởi công xây dựng dự án đường ven biển

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

04/02/2025 | 10:13

Kinhtedothi - Ngày 3/2 (mùng 6 tháng Giêng) lễ hội Chạy cày đã diễn ra tưng bừng tại làng Đan Trì, xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là lễ hội cổ xưa mang ước vọng cho quê hương đất nước thanh bình, no ấm, người dân an cư, lạc nghiệp.

Độc đáo phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

Độc đáo phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

30/01/2025 | 06:07

Ông Đinh Công Su, thôn Đồng Vỡ, xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội cho biết, người Mường có tiếng nói, không có chữ viết nên mỗi dịp Tết Nguyên đán là dịp người Mường truyền lại văn hóa cho các thế hệ mai sau.

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ